Thứ ba, 05/11/2024

Giá xoài giảm sâu, xoài Việt Nam lẫn Campuchia cùng điêu đứng

16/04/2022 6:00 PM (GMT+7)

Chính sách kiểm soát dịch của Trung Quốc ở cửa khẩu khiến tiêu thụ chậm, giá xoài giảm sâu. Không chỉ Việt Nam mà xoài Campuchia cũng đang phải gánh chịu hàng loạt khó khăn chồng chéo hiện nay.

Giá xoài trong nước giảm sâu

Nông dân trồng xoài Đài Loan ở huyện Định Quán (Đồng Nai) đang gặp nhiều khó khăn do giá xoài giảm thấp kỷ lục, và khó tiêu thụ. Do ảnh hưởng dịch Covid-19, đây là năm thứ 2 xoài Đài Loan rơi vào tình trạng này.

Gia đình ông Nguyễn Đình Long xã Túc Trưng (huyện Định Quán) trồng 4ha xoài. Những năm gần đây, ông Long đã chuyển đổi 1 phần diện tích sang trồng xoài Đài Loan vì giống này cho năng suất cao, giá bán tốt.

Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, thu nhập từ xoài Đài Loan giảm mạnh. Nhất là thời điểm hiện nay giá xoài giảm thấp đến mức kỷ lục mà vẫn rất khó bán.

Ông Long kể, giá vật tư đầu vào tăng nhưng giá xoài bán rất thấp, chỉ từ 2.000-3000 đồng/kg. Xoài đến lứa thu hoạch nhưng còn neo lại rất nhiều trên cây. "Nông dân hái xuống bán là cầm chắc lỗ vốn", ông Long nói.

giá xoài  - Nông dân trồng xoài Đài Loan ở huyện Định Quán (Đồng Nai) đang gặp nhiều khó khăn do giá xoài giảm thấp kỷ luậc. Ảnh: Trần Khánh

Nông dân trồng xoài Đài Loan ở huyện Định Quán (Đồng Nai) đang gặp nhiều khó khăn do giá xoài giảm thấp kỷ luậc. Ảnh: Trần Khánh

Toàn huyện Định Quán hiện có hơn 6.500ha xoài các loại. Trong đó, diện tích xoài Đài Loan chiếm gần 70%. Xã Túc Trưng có hơn 500ha xoài thì diện tích xoài Đài Loan cũng chiếm hơn 300ha.  

Ông Đinh Công Tâm - Chủ tịch Hội Nông dân xã Túc Trưng cho biết, nhiều nông dân mở rộng diện tích trồng xoài Đài Loan vì có thời điểm giá tăng cao, và xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc.

Tuy nhiên, đây là loại xoài dùng để ăn sống, khó bảo quản được lâu. Xoài Đài Loan cũng chưa thể chế biến thành các sản phẩm khác đa dạng hơn.

Do xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, thương lái và các vựa xoài xuất khẩu đã hạn chế thu mua. Xoài của nông dân tới lứa thu hoạch nhưng không bán được dù giá xoài chỉ còn ở mức thấp.

Ông Lê Văn Khuân cho biết, thời điểm trước dịch Covid-19, giá xoài Đài Loan đỏ có giá từ 37.000-38.000 đồng/kg; giá xoài Đài Loan xanh từ 25.000-30.000 đồng/kg. Ngoài ra, giá xoài Thái cũng bán được 32.000 đồng/kg.

Thế nhưng, trong vòng 2 năm trở lại đây. Giá xoài các loại đồng loạt giảm sâu. Hiện, giá xoài Đài Loan đỏ chỉ 7.000đồng/kg; giá xoài Đài Loan xanh 2.000 đồng/kg; giá xoài Thái chỉ bán được 12.000 đồng/kg.

Giá xoài Đài Loan chỉ còn từ 2.000-7.000 đồng/kg. Ảnh: Trần Khánh

Giá xoài Đài Loan chỉ còn từ 2.000-7.000 đồng/kg. Ảnh: Trần Khánh

Tại Khánh Hòa, xoài Úc của huyện Cam Lâm cũng đang trong tình cảnh tương tự. Ông Võ Xuân Hiển ở xã Cam Thành Bắc cho biết, thời điểm này các năm trước giá xoài Úc tại tỉnh Khánh Hòa ở mức 35.000 – 40.000 đồng/kg

Xoài Úc chủ yếu xuất bán sang thị trường trường Trung Quốc. Tuy nhiên, chưa năm nào việc tiêu thụ khó khăn như năm nay.

Nửa tháng qua, gia đình kêu bán xoài Úc vì đến vụ thu hoạch rộ. "Nhưng chờ mãi không thấy thương lái nào ghé, tôi thuê người hái bán với giá ngậm ngùi...10.000 đồng/kg", ông Hiển kể.

Xoài Campuchia cũng điêu đứng

Theo Cục Xuất Nhập Khẩu (Bộ Công Thương), không chỉ xoài trong nước mà xoài Campuchia cũng đang gặp rất nhiều khó khăn ở thị trường Trung Quốc.

Xoài là loại trái cây tươi thứ 2 của Campuchia được phép nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc từ tháng 4/2021.

Hiện Campuchia đang gặp khó khăn trong việc giữ thị phần sau 1 năm Trung Quốc cho phép nhập khẩu xoài tươi từ nước này.

Giá xoài Úc ở Khánh Hòa đang giảm sâu. Ảnh: Công Tâm

Giá xoài Úc ở Khánh Hòa đang giảm sâu. Ảnh: Công Tâm

Ông Hun Lak - Giám đốc điều hành Công ty Tropical Fruit and Vegetable Co., Ltd, nói với từ tờ PhnomPenh Post, xuất khẩu xoài tươi đang gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân do Trung Quốc theo đuổi chính sách "zero Covid" nên tăng cường kiểm dịch tại các cảng. Điều này làm gia tăng khó khăn về logistics đối với xuất khẩu trái cây tươi vào Trung Quốc.

Các đợt đóng cửa khẩu của Trung Quốc khiến trái xoài từ Campuchia bị kẹt lại ở các cảng biển. Lượng đặt hàng sụt giảm và giá xoài cũng đang giảm mạnh.

Xuất khẩu xoài tươi của Campuchia gián tiếp sang Trung Quốc, thông qua đường bộ qua Việt Nam cũng bị ảnh hưởng.

Việc tạm ngừng thông quan các cửa khẩu dọc biên giới Việt Nam – Trung Quốc đã khiến các lô hàng xoài tươi của Campuchia đến Việt Nam bị giảm sút.

Mùa vụ ở các nước láng giềng của Campuchia cũng đang thu hoạch xoài, dẫn đến tình trạng cạnh tranh nhau về giá bán. Giá vật  tư đầu vào tăng cao cũng là một thách thức đối với xuất khẩu xoài tươi.

Ông Hun Lak nói, cần phải cải thiện năng lực chế biến xoài; và làm bất cứ điều gì cần thiết để đáp ứng các tiêu chuẩn cao cho các thị trường xuất khẩu.

Công ty xuất khẩu nông sản Angkor Green của Campuchia cũng cho biết, từ cuối năm 2021, đơn vị này đã ngừng đưa hàng đến các cảng biển của Trung Quốc do khó khăn về container lạnh và kho vận chuyển.

Từ đó đến nay, công ty này chỉ vận chuyển hạn chế bằng đường bộ qua Việt Nam và Thái Lan.

Thu hoạch xoài ở Campuchia. Ảnh: Heng Chivoan

Thu hoạch xoài ở Campuchia. Ảnh: Heng Chivoan

Theo Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia, năm 2021, Campuchia đã xuất khẩu hơn 265.200 tấn xoài và các sản phẩm từ xoài. Trong đó xoài tươi chiếm gần 92%.

Việt Nam là nhà mua xoài tươi Campuchia nhiều nhất trong năm 2021 với hơn 199.000 tấn; tiếp theo là Thái Lan 38.419 tấn và Trung Quốc hơn 4.771 tấn.

Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia lưu ý, mùa thu hoạch xoài ở Campuchia trùng với các nước lân cận, cũng ảnh hưởng xấu đến giá xoài tươi.

Xoài xuất khẩu của Campuchia phải cạnh tranh với xoài từ các thị trường khác, và ngay cả với xoài Trung Quốc. Bởi vì Trung Quốc cũng trồng rất nhiều xoài và phần lớn lượng xoài được tiêu thụ tại thị trường nội địa.

Không chỉ riêng Campuchia, mà nông dân và doanh nghiệp Việt Nam cũng đang phải gánh chịu hàng loạt khó khăn chồng chéo hiện nay, Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia cho biết.  

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xây dựng đô thị vệ tinh, TP.HCM và Hà Nội không thể không phát triển theo TOD

Xây dựng đô thị vệ tinh, TP.HCM và Hà Nội không thể không phát triển theo TOD

TP.HCM và Hà Nội đang thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD). Nếu lấy tiêu chí 10 triệu dân làm chuẩn cho một siêu đô thị, TP.HCM sẽ trở thành siêu đô thị đầu tiên của cả nước

TP.HCM gỡ vướng pháp lý cho 8 dự án bất động sản

TP.HCM gỡ vướng pháp lý cho 8 dự án bất động sản

UBND TP.HCM cho biết từ tháng 5/2023 đến nay, thành phố đã tháo gỡ vướng mắc hoàn toàn cho 8 dự án bất động sản trên địa bàn.

CEO nhảy nhót thì có gì hay?

CEO nhảy nhót thì có gì hay?

Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ

TP.HCM tập trung gỡ pháp lý cho hàng chục dự án nhà ở xã hội

TP.HCM tập trung gỡ pháp lý cho hàng chục dự án nhà ở xã hội

Trong 4 năm qua, TP.HCM chỉ mới đã hoàn thành 6 dự án nhà ở xã hội. Hiện tại, thành phố đang tìm giải pháp để gỡ pháp lý cho gần 30 dự án, tăng nguồn cung nhà ở.

Ngân hàng Thế giới, Thụy Sĩ bắt tay cùng thúc đẩy phát triển đô thị bền vững

Ngân hàng Thế giới, Thụy Sĩ bắt tay cùng thúc đẩy phát triển đô thị bền vững

Chính phủ Thụy Sĩ và Ngân hàng Thế giới vừa ký một thỏa thuận về thúc đẩy tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu tại các đô thị lớn của Việt Nam.

Kịch bản gì có thể đến với Intel sau bầu cử Tổng thống Mỹ?

Kịch bản gì có thể đến với Intel sau bầu cử Tổng thống Mỹ?

Sau ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 5/11/2024, chưa rõ tương lai của Intel sẽ vẫn là tập đoàn bán dẫn đứng độc lập hay có thể sáp nhập với 1 tập đoàn công nghệ bán dẫn khác ở Mỹ.