Bất động sản Củ Chi lại được săn đón
Vừa qua, tại TP.HCM một cuộc Hội thảo khoa học "Định hướng, tiềm năng phát triển và cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn Củ Chi" được tổ chức với sự góp mặt của nhiều nhà khoa học, chuyên gia… những người này cùng thống nhất phương án đưa huyện Củ Chi lên thành phố Củ Chi thay vì đề xuất lên quận như trước.
Các chuyên gia cho rằng, huyện Củ Chi có diện tích lớn, quỹ đất nhiều và cần có tầm nhìn quy hoạch dài hạn, đưa địa bàn này trở thành địa điểm trọng yếu phát triển về kinh tế và cũng là cửa ngõ phía Tây của thành phố.
Tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Lệ - Chủ tịch HĐND TP.HCM cho rằng, Củ Chi đang là một huyện có tốc độ đô thị hóa và tăng dân số cơ học nhanh. Nhiều tiêu chí về kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng đô thị đã dần đạt theo các tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc. Chính vì vậy, trong giai đoạn 2020 - 2030, huyện Củ Chi quyết tâm phát triển lên thành phố trực thuộc TP.HCM.
Huyện Củ Chi lên thành phố Củ Chi thay vì đề xuất lên quận như trước. Ảnh: H.T
Chỉ sau một cuộc hội thảo về những giải pháp và đề xuất trong tương lai đưa Củ Chi lên thẳng thành phố, nhưng với bấy nhiêu thông tin đấy thôi đã khiến cho giới kinh doanh nhà đất sôi sục. Nhiều địa điểm bán đất trên địa bàn huyện Củ Chi vội "quay xe" để găm giữ hàng hoặc đẩy giá lên một mức mới.
Qua khảo sát của Thế Giới Tiếp Thị, thị trường nhà đất Củ Chi hiện nay đang "nóng" trở lại, mạng lưới thông tin, quảng bá bán hàng được đăng tải hàng loạt trên các phương tiện… Theo đó, giá nhà đất tại địa phương cũng bắt đầu rục rịch tăng trung bình từ 3- 5% tùy khu vực. Cá biệt, có nơi còn "hét giá" tăng gấp đôi.
Tại xã Nhuận Đức, đất được rao bán nhiều mức giá khác nhau, một lô đất với với diện tích 15x30 diện tích 450m2 được rao bán với giá 2,3 tỷ đồng, nếu người mua chồng tiền liền thì mới giao dịch.
Theo nhiều người làm nghề môi giới bất động sản tại Củ Chi, khoảng hơn một tuần nay, nhiều chủ đất gỡ bảng rao bán cũ để cập nhật giá mới. Ngoại trừ một số trường hợp "hét giá", thì giá đất tại đây cũng chỉ tăng nhẹ. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư, người tìm mua đất bắt đầu đổ về Củ Chi và các khu vực lân cận.
Không chỉ thông qua môi giới, mà sau khi thông tin Củ Chi lên thành phố, nhiều người đã tự đăng sổ nhà đất lên mạng và rao bán. Đơn cử anh Phan Trí (ngụ huyện Nhà Bè, TP.HCM) cho biết "Sau khi có thông tin Củ Chi lên thành phố, anh đã quyết định rao bán miếng đất ở xã chuẩn nông thôn mới Thái Mỹ, Củ Chi, mặt tiền đường nhựa thổ cư 100%, diện tích 6 x 24m. Cách UBND xã Thái Mỹ, trạm Y tế xã và Trường cấp 1, 2 chỉ khoảng 1km với giá 1,7 tỷ đồng. Chỉ 30 phút là đã có người chốt vùa mua miếng đất trên".
Bất động sản Củ Chi đang nóng dần lên. Ảnh: H.T
Anh Huỳnh Minh Duy (môi giới bất động sản tại Củ Chi) cho biết: "Trong những ngày vừa qua lượng khách đổ về săn đất ở Củ Chi ngày càng đông, lương giao dịch mua bán nhiều tại các xã trọng điểm như Tân Phú Trung, Nhuận Đức, Bình My. Hiện tại, giá đất Củ Chi đang tăng, cụ thể, đất thổ cư có mức giá từ 15 - 32triệu/m2. Một số khu vực ở Tỉnh Lộ 9 giá đất thổ cư lên đến 40 triệu/m2. Đất mặt tiền giá dao động từ 20 - 30 triệu/m2 tùy khu vực. Giá đất trong hẻm rẻ hơn khoảng 10 - 15 triệu/m2. Giá đất vườn có giá dưới 10 triệu/m2", anh Duy cho hay.
"Sốt" đất từ hạ tầng đến thông tin lên thành phố
Từ nhiều năm nay, việc quy hoạch khu đô thị tại khu vực Tây Bắc TP.HCM đã bắt đầu có nhiều tác động lớn đến giới đầu tư. Thị trường nhà đất tại Củ Chi sau thời gian im ắng vì dịch nay đã khá sôi động, nhộn nhịp.
Trước đó, vào khoảng năm 2020, nhà đất Củ Chi đã lao vào cơn "sốt", giá được đẩy lên tới 50-60% do thông tin phát triển cơ sở hạ tầng giao thông tại khu vực. Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch Covid-19, thị trường mua bán đất ở Củ Chi đã giảm nhiệt, các giao dịch chững lại trong thời gian qua. Nhưng đến thời điểm hiện tại thì Củ Chi tiếp tục được "kích sóng" khiến cơn sốt bất động sản lại "ăn theo".
Theo nhiều chuyên gia bất động sản, thị trường bất động sản Tây Bắc TP.HCM sẽ còn nhiều tác động về giá trước các thông tin quy hoạch hành chính, hạ tầng. Giá nhà đất Củ Chi được dự đoán sẽ tăng nhanh bởi cơ sở hạ tầng giao thông cửa ngõ phía tây bắc TP.HCM đã thông qua và tiến hành quy hoạch.
Giá nhà đất tại Củ Chi rục rịch tăng. Ảnh: H.T
Ông Võ Hồng Thắng - Phó Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển (R&D) DKRA Vietnam đánh giá về thị trường nhà đất huyện Củ Chi dưới tác động của thông tin quy hoạch việc phát triển dự án cao tốc TP. HCM - Mộc Bài là khá tích cực.
Cụ thể, ông Thắng cho hay đây là những thông tin khá tích cực cho thị trường bất động sản Củ Chi nói riêng và thị trường bất động sản khu vực Tây Bắc TP.HCM nói chung.
Về dài hạn, việc định hướng Củ Chi trở thành thành phố trực thuộc TP.HCM cùng với sự phát triển và hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông liên kết vùng như: cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, đường ven sông Sài Gòn, khép kín đường Vành Đai 3,… sẽ giúp Củ Chi trở thành trung tâm của khu vực Tây Bắc, kéo theo sự sôi động của thị trường bất động sản trong tương lai.
Theo ông Thắng, thị trường bất động sản Củ Chi thời gian gần đây có những chuyển biến rõ rệt về giá cũng như các giao dịch chuyển nhượng. Tuy nhiên nếu so sánh về mặt bằng chung của toàn thành phố/quận huyện khác thì phải có cái nhìn khách quan, đánh giá chung về thị trường để nhà đầu tư hiểu và nắm để xuống tiền.
Về thanh khoản, có cải thiện tương đối tích cực so với giai đoạn năm 2020 - 2021. Tuy nhiên, vẫn còn khá thấp so với giai đoạn thị trường sôi động từ năm 2018 trở về trước.
Nguồn cung mới khá khan hiếm, chủ yếu là những dự án đất nền có quy mô nhỏ hoặc phân lô hộ lẻ. Các dự án đưa ra thị trường tập trung chủ yếu từ thời điểm nửa đầu năm 2019 trở về trước.
Theo chuyên gia Võ Hồng Thắng, về triển vọng của thị trường bất động sản Củ Chi trong thời gian tới thì đây là địa phương sở hữu nhiều tiềm năng và dư địa phát triển trong tương lai.
Đồng thời, ông Thắng cũng khuyến cáo các nhà đầu tư cần cần trọng khi đầu tư vào thị trường bất động sản khu vực này. Theo đó, sự chú ý của thị trường đổ dồn vào bất động sản, đặc biệt là phân khúc đất nền ở những khu vực có thông tin định hướng quy hoạch là điều bình thường.
Katinat - chuỗi cà phê được nhận diện thương hiệu với tông màu xanh cổ vịt, có sự phát triển đáng chú ý sau đại dịch COVID-19.
Hết ngày mai, 31/3, những thuê bao chưa chuẩn hóa thông tin cá nhân sẽ bị khóa chiều gọi đi. Như vậy, khoảng 1,8 triệu thuê bao điện thoại có thể bị khóa vào ngày mai, khi khách hàng vẫn chưa thực hiện theo quy định.
Lượng lớn thuê bao chưa chuẩn hóa thông tin, trong khi chỉ còn 1 ngày là đến hạn khóa liên lạc với thuê bao sai thông tin, gây quá tải tại các cửa hàng nhà mạng.
Lễ hội Bánh mì tại Nhà văn hóa Thanh niên, TP.HCM sẽ diễn ra từ 30/3 đến 2/4, nhưng ngay trong ngày đầu tiên, lượng khách đã vượt ngoài dự kiến của nhiều gian hàng. Khách đông nghẹt từ sáng tới chiều.
Lẩu thả thực ra ban đầu có tên gỏi thả. Người Phan Thiết có món đặc sản gỏi cá rất đặc biệt, với 2 cách ăn, là ăn khô và có nước. Món gỏi cá nhưng ăn có nước sốt được gọi là gỏi thả, và sau này biến tấu thành lẩu thả.
Từ 1/4, taxi đón khách ở sân bay Tân Sơn Nhất phải trả từ 24.100 - 34.100 đồng mỗi lượt cho 3 loại phí. Nhiều tài xế taxi lo ngại khách sẽ chuyển sang sử dụng dịch vụ hãng khác nếu áp dụng cách tính phí mới.