Thứ bảy, 04/05/2024

Bất ngờ cam kết phát triển bền vững của doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, chỉ 8% tiết lộ mục tiêu NetZero

18/09/2023 1:52 PM (GMT+7)

Chỉ 35% doanh nghiệp niêm yết Việt Nam đã đặt ra cam kết ESG hướng tới phát triển bền vững, chưa đến một nửa tham gia khảo sát có các mục tiêu dài hạn trên 5 năm và chỉ 8% tiết lộ mục tiêu NetZero (phát thải ròng bằng 0), theo PwC.

PwC mới đây đã công bố báo cáo "Các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam: Mức độ cam kết ESG và thực hành Báo cáo phát triển bền vững".

Chỉ 35% doanh nghiệp niêm yết đã đặt ra cam kết ESG

Tại báo cáo này, PwC cho biết chỉ có 35% doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam đã đặt ra cam kết ESG (Môi trường - Xã hội và Quản trị).

Theo PwC, con số 35% doanh nghiệp niêm yết đã đặt ra cam kết ESG là thấp hơn đáng kể so với mức trung bình của Việt Nam là 44%. Trong khi đó, hơn một nửa doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam (58%) đang và sẽ trong giai đoạn lập kế hoạch ESG trong 2 - 4 năm tới.

Bất ngờ cam kết phát triển bền vững của doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, chỉ 8% tiết lộ mục tiêu NetZero - Ảnh 1.

Thực trạng cam kết ESG của các doanh nghiệp Việt Nam. Nguồn: PwC

Báo cáo cũng cho thấy các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam đang thiếu sự lãnh đạo cấp cao để định hướng thực hiện cũng như thúc đẩy các cam kết ESG.

Khoảng 2/3 (64%) cho biết doanh nghiệp thiếu sự tham gia tích cực và quản trị minh bạch của HĐQT đối với chương trình nghị sự ESG. Thêm vào đó, gần một nửa (44%) cho biết tổ chức của họ không có hoặc chưa xác định rõ lãnh đạo ESG để giúp dẫn dắt và thực hiện các sáng kiến ESG.

Điều này trở thành một thách thức lớn khi HĐQT đóng vai trò nòng cốt trong việc giám sát các yếu tố ESG và tích hợp tính bền vững vào các chiến lược ra quyết định và tăng trưởng dài hạn, nhằm đảm bảo phân bổ và ưu tiên các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện ESG.

Chỉ 8% doanh nghiệp niêm yết tiết lộ mục tiêu NetZero

Báo cáo phát triển bền vững ở châu Á Thái Bình Dương 2023 của PwC cho thấy, so với Việt Nam, các doanh nghiệp niêm yết ở khu vực châu Á Thái Bình Dương đang thể hiện tốt hơn đáng kể trong việc công bố vấn đề quản trị cấp cao và trách nhiệm của họ đối với các vấn đề ESG.

Bất ngờ cam kết phát triển bền vững của doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, chỉ 8% tiết lộ mục tiêu NetZero - Ảnh 2.

Thực trạng quản trị trong báo cáo phát triển bền vững của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam. Nguồn: PwC

Trong số các công ty được khảo sát tại Việt Nam, 46% công bố trách nhiệm của HĐQT liên quan đến tính bền vững, 44% công bố cơ cấu quản trị bền vững và chỉ 8% công bố số lượng thành viên HĐQT hoặc nhân sự quản lý đã qua đào tạo về phát triển bền vững. 

Các tỷ lệ phần trăm này thấp hơn nhiều so với mức trung bình của khu vực châu Á Thái Bình Dương - lần lượt là 84%, 79% và 36%. 

Đáng chú ý hơn, không có doanh nghiệp niêm yết nào ở Việt Nam tiết lộ mối liên hệ giữa thù lao của các giám đốc điều hành cấp cao và hiệu quả công việc của họ trong việc quản trị bền vững.

Bên cạnh đó, việc thiết lập mục tiêu là cần thiết để các công ty theo dõi tiến trình của họ trong việc đáp ứng các yếu tố ESG và điều chỉnh chiến lược của họ để thực hiện hành động khắc phục khi cần thiết. 

Theo báo cáo, phần lớn các doanh nghiệp niêm yết được nghiên cứu ở Việt Nam đều công bố mục tiêu ESG ngắn hạn và trung hạn (lần lượt là 84% và 70%). Tuy vậy, chưa đến một nửa (48%) tiết lộ các mục tiêu dài hạn trên 5 năm và chỉ có 8% tiết lộ mục tiêu NetZero (phát thải ròng bằng 0). 

Trong khi đó, số liệu về các doanh nghiệp niêm yết công bố mục tiêu ESG ngắn hạn, trung hạn và dài hạn ở khu vực châu Á Thái Bình Dương là tương tự nhau, trung bình khoảng 76%.

Phân tích về các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam được trích từ nghiên cứu Thực trạng báo cáo phát triển bền vững ở châu Á Thái Bình Dương 2023 - của PwC thực hiện cùng Trung tâm Quản trị và Bền vững thuộc Đại học Quốc gia Singapore. 

Nghiên cứu đã chọn ra 50 doanh nghiệp niêm yết hàng đầu theo giá trị vốn hóa thị trường tại 14 quốc gia thuộc khu vực tại châu Á Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam). Tổng cộng có 700 doanh nghiệp niêm yết đã được nghiên cứu, trải rộng trên 11 ngành nghề kinh doanh. Nghiên cứu cũng đã thu thập các báo cáo phát triển bền vững và báo cáo thường niên mới nhất tính đến tháng 1/2023.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

"Ông trùm" sản xuất đồ trang sức thế giới sắp xây nhà máy tại Bình Dương

"Ông trùm" sản xuất đồ trang sức thế giới sắp xây nhà máy tại Bình Dương

Tập đoàn Pandora của Đan Mạch, nhà sản xuất đồ trang sức lớn nhất thế giới, sẽ khởi công xây dựng nhà máy trị giá hơn 150 triệu USD tại Bình Dương vào ngày 16/5/2024, theo Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam.

Cựu CEO HSBC Việt Nam làm quyền Tổng Giám đốc OCB

Cựu CEO HSBC Việt Nam làm quyền Tổng Giám đốc OCB

Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố thông tin liên quan đến việc bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc từ ngày 6/5/2024. Chức danh của ông là quyền Tổng Giám đốc.

Trời nắng nóng, dừa tươi không đủ để bán

Trời nắng nóng, dừa tươi không đủ để bán

Trời nắng nóng, sức mua các loại nước giải khát, nước ép giải nhiệt tăng mạnh. Dừa tươi đang tăng giá sốc, người bán cũng đau đầu vì không có hàng để bán, xuất khẩu.

Điệp khúc lỗ kéo dài tại HAGL Agrico

Điệp khúc lỗ kéo dài tại HAGL Agrico

Quý 1/2024, HAGL Agrico tiếp tục báo lỗ với mức thua lỗ thu hẹp hơn một nửa so với cùng kỳ. Gánh nợ vẫn nặng nề, nhưng chủ nợ lớn nhất lại không phải là ngân hàng.

Hyundai, Kia triệu hồi xe điện ở Singapore

Hyundai, Kia triệu hồi xe điện ở Singapore

Hai hãng Hyundai và Kia của Hàn Quốc phải triệu hồi 814 xe điện tại Singapore do có vấn đề với hệ thống sạc.

Những hành động từ trái tim đến trái tim

Những hành động từ trái tim đến trái tim

Tập đoàn TTC phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Quận Tân Bình và Phòng khám đa khoa DHA Healthcare tổ chức chương trình hiến máu tự nguyện "Niềm vui từ lòng nhân ái" lần thứ 13 năm 2024 vào ngày 3/5, góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu máu điều trị cho nhiều người bệnh tại các bệnh viện ở TP.HCM.