Chủ nhật, 28/04/2024

Bộ đệm dự phòng nhiều ngân hàng đang thấp hơn so với giá trị của các khoản vay có vấn đề

12/01/2024 2:29 PM (GMT+7)

Theo SSI Research, chi phí tín dụng trong 9 tháng 2023 thấp hơn so với số lượng nợ xấu mới hình thành (bao gồm VAMC và khoản vay tái cơ cấu). Nhìn chung, bộ đệm dự phòng đang thấp hơn so với giá trị của các khoản vay có vấn đề tại hầu hết các ngân hàng, ngoại trừ VCB.

Bộ đệm dự phòng đang thấp hơn so với giá trị của các khoản vay có vấn đề

Theo SSI Research, từ cuối năm 2022 đến nay, các quy định được ban hành chủ yếu theo hướng cho ngân hàng cơ chế trì hoãn trong việc ghi nhận và trích lập dự phòng cũng như tạo điều kiện gia hạn thêm thời gian cho các chủ đầu tư bất động sản giải quyết các nghĩa vụ nợ sắp đến hạn.

Bộ đệm dự phòng nhiều ngân hàng đang thấp hơn so với giá trị của các khoản vay có vấn đề- Ảnh 1.

Nguồn: SSI Research

Tuy nhiên, kể cả với những cơ chế như vậy, nợ xấu và nợ cần chú ý tại các ngân hàng mà SSI Research nghiên cứu đã tăng lần lượt là 53% và 42% so với đầu năm tính tại thời điểm cuối quý III/2023. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu, nợ Nhóm 2 và nợ tái cơ cấu tăng lên lần lượt là 1,98%, 2,38% và 1%.

Các khoản vay có vấn đề này tương đương với 5,3% tổng dư nợ tính tại thời điểm cuối quý III/2023.

Bộ đệm dự phòng nhiều ngân hàng đang thấp hơn so với giá trị của các khoản vay có vấn đề- Ảnh 2.

CAR của các ngân hàng. Nguồn: SSI Research

Do tăng trưởng tín dụng tăng tốc vào cuối năm, đạt mức trên 13,71% (tăng 4,7% so với tháng trước), SSI Research kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm xuống trong quý IV/2023 còn 1,89%. Tỷ lệ này có thể sẽ tăng trở lại trong nửa đầu năm 2024 khi tăng trưởng tín dụng chậm lại và các yếu tố vĩ mô chưa có dấu hiệu cải thiện rõ rệt.

Bộ đệm dự phòng nhiều ngân hàng đang thấp hơn so với giá trị của các khoản vay có vấn đề- Ảnh 3.

Bộ đệm dự phòng nhiều ngân hàng đang thấp hơn so với giá trị của các khoản vay có vấn đề- Ảnh 4.

NIM các ngân hàng. Nguồn: SSI Research

"Tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2024 sẽ không có nhiều thay đổi so với năm 2023, do cuối năm dự kiến các ngân hàng sẽ đẩy mạnh xóa nợ xấu và nền kinh tế phục hồi mạnh hơn. Tuy nhiên, các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khoản nợ Nhóm 2, các khoản vay tái cơ cấu, trái phiếu doanh nghiệp quá hạn và các khoản vay cũ) vẫn tiếp tục cần được giám sát chặt chẽ.

Bên cạnh đó, nếu dự thảo sửa đổi Thông tư 16 nới lỏng việc hạn chế đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng được thông qua, không loại trừ khả năng một phần rủi ro tín dung sẽ quay trở lại đối với các ngân hàng tích cực mua lại trái phiếu doanh nghiệp", chuyên gia SSI, nhận định.

Bộ đệm dự phòng nhiều ngân hàng đang thấp hơn so với giá trị của các khoản vay có vấn đề- Ảnh 5.

NIM dự kiến các ngân hàng năm 2024. Nguồn: SSI Research

SSI Research cũng lưu ý rằng, chi phí tín dụng trong 9 tháng 2023 thấp hơn so với số lượng nợ xấu mới hình thành (bao gồm VAMC và khoản vay tái cơ cấu). Nhìn chung, bộ đệm dự phòng đang thấp hơn so với giá trị của các khoản vay có vấn đề tại hầu hết các ngân hàng, ngoại trừ VCB.

Nên kéo dài thời gian hay tập trung xử lý nợ xấu?

Vào tháng 9/2023, tỷ lệ dự phòng trên tổng tín dụng là 2,2% so với tổng nợ có vấn đề là 5,3%. SSI Research cho rằng ngân hàng cần phải trích lập thêm dự phòng để cải thiện chất lượng tài sản, nhưng thời gian trích lập dự phòng có thể được kéo dài và cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố.

Thứ nhất, nguyên nhân sâu xa của vấn đề nợ xấu là tình trạng pháp lý của các dự án bất động sản chưa hoàn thiện. Vấn đề này không thể giải quyết một cách nhanh chóng mà có thể kéo dài trong thời gian dài mặc dù có 3 luật mới sẽ có hiệu lực vào năm 2025.

Điều này không chỉ đòi hỏi ý chí mạnh mẽ mà còn cần hành động kịp thời từ các nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý.

"Chúng tôi kỳ vọng vấn đề sẽ được giải quyết theo từng trường hợp cụ thể tương tự như trong năm 2023. Theo đó, dòng tiền của một số chủ đầu tư bất động sản vẫn còn gặp khó khăn. Chưa kể đến khoản trái phiếu doanh nghiệp trị giá 200 nghìn tỷ đồng (chiếm 20% tín dụng năm 2023 là của chủ đầu tư bất động sản) sẽ đáo hạn trong năm 2024", chuyên gia SSI Research nhận định.

Bộ đệm dự phòng nhiều ngân hàng đang thấp hơn so với giá trị của các khoản vay có vấn đề- Ảnh 6.

Trái phiếu đến hạn của các chủ đầu tư bất động sản trong năm 2024. Nguồn: SSI Research

Theo quan điểm của SSI Research, việc tài trợ cho các dự án có đầy đủ thủ tục pháp lý để các chủ đầu tư có thể hoàn thiện và bàn giao nhà cho người mua sẽ tốt hơn là thu giữ tài sản và xóa nợ. Tuy nhiên, đối với những dự án đang có vướng mắc về mặt pháp lý, việc trích lập dự phòng đầy đủ là cần thiết kể cả khi các khoản vay này vẫn trong thời gian tái cơ cấu.

Thứ hai, việc cho vay mua nhà tại các dự án có vấn đề về mặt pháp lý cũng là một rủi ro khác. Việc người mua nhà phải chịu gánh nặng thanh toán gốc lãi cho khoản vay mua nhà hàng tháng mà không biết khi nào mới được bàn giao nhà sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của người mua nhà. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu tín dung bán lẻ trong thời gian tới cũng như lợi nhuận trước dự phòng của ngân hàng.

Việc xử lý các khoản vay mua nhà này sẽ gây ra tổn thất cho các ngân hàng (do không có tài sản thế chấp) và ảnh hưởng đến khẩu vị rủi ro của ngân hàng trong tương lai.

Thứ 3, mặc dù tổng thu nhập hoạt động có thể phục hồi trong năm 2024 và các ngân hàng có dư địa tốt hơn để hấp thụ rủi ro cũng như giải quyết các vấn đề về chất lượng tài sản, nhưng không dễ để thực hiện được điều này trong vòng 1 năm.

Với NIM ước đạt 3,75% và OPEX trên tổng tín dụng là 1,5%, thì ngân hàng khó có thể ghi nhận chi phí tín dụng ở mức 3% (chênh lệch giữa khoản vay có vấn đề và bộ đệm dự phòng) chỉ trong một năm.

Ngoài ra, việc kéo dài nghĩa vụ trích lập dự phòng trong vài năm sẽ giúp ngân hàng duy trì tỷ suất cho vay của mình.

Xét trong bối cảnh năm 2023, SSI Research cho rằng một phần trong số các ngân hàng niêm yết nhỏ hơn đã công bố chất lượng tài sản không đúng với thực tế nhờ tận dụng cơ chế tái cơ cấu khoản vay. Do đó, nợ có vấn đề trong hệ thống ngân hàng (không bao gồm SCB) có thể cao hơn so với mức 5,3% của các ngân hàng thuộc phạm vi nghiên cứu của chúng tôi.

Xem xét kết quả xử lý nợ trong giai đoạn 2012-2017 và 2017-2021, chúng tôi nhận thấy 65% nguồn xử lý nợ xấu sẽ đến từ việc sử dụng dự phòng đã trích để xóa nợ xấu của ngân hàng.

Do đó, chúng tôi kỳ vọng hệ thống ngân hàng có thể mất khoảng 2-3 năm để trích lập đủ số dự phòng cần thiết và xóa các khoản nợ xấu đó. Các ngân hàng có chất lượng tài sản tốt hơn (như ACB, VCB, CTG, BID…) sẽ hồi phục sớm hơn và ngược lại.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thái Lan có đến 3 thành phố được người Việt đổ xô tìm kiếm, đi du lịch lễ 30/4

Thái Lan có đến 3 thành phố được người Việt đổ xô tìm kiếm, đi du lịch lễ 30/4

Các thành phố được mệnh danh là thiên đường du lịch ở khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á được người Việt yêu thích. Đáng chú ý, Thái Lan có đến 3 thành phố được người Việt quan tâm dịp lễ 30/4 này.

Bất động sản Phát Đạt trong cơn khát dòng tiền

Bất động sản Phát Đạt trong cơn khát dòng tiền

Công ty cổ phần Phát triển BĐS Phát Đạt (PDR) đặt nhiệm vụ cao nhất của năm 2024 là tập trung vào chiến lược bán hàng hiệu quả để tạo ra dòng tiền nhanh nhất. Dòng tiền cũng sẽ là trọng điểm của PDR trong 3-5 năm tới.

Lễ 30/4, những điểm người dân TP.HCM có thể xem pháo hoa

Lễ 30/4, những điểm người dân TP.HCM có thể xem pháo hoa

Lễ 30/4, người dân TP.HCM có thể xem pháo hoa tại 5 điểm. Trong đó có 3 điểm nằm ở TP.Thủ Đức.

Những món nghe tên ngồ ngộ nhưng thưởng thức thơm ngon tại Cần Giờ

Những món nghe tên ngồ ngộ nhưng thưởng thức thơm ngon tại Cần Giờ

Cần Giờ được biết là một ốc đảo xanh tươi nhờ thiên nhiên ưu đãi với hệ sinh thái rừng ngập mặn, đặc biệt với nhiều sản vật tươi sống, tạo nên nền ẩm thực Cần Giờ phong phú và đa dạng như Gỏi cá thòi lòi trộn lá lìm kìm, Lẩu ba khía lá buôi, Cá dứa một nắng, địa sâm...

Mercedes-Benz tiếp tục triệu hồi xe GLE, GLS

Mercedes-Benz tiếp tục triệu hồi xe GLE, GLS

Bộ đôi GLE và GLS của công ty Đức tiếp tục trải qua đợt triệu hồi mới trên toàn cầu chỉ sau đợt triệu hồi được công bố cách đây ít ngày. Lần này do lỗi ở bộ điều khiển hộp số, và lần kề trước vì lỗi dây cáp điện 48V.

Giá USD hôm nay 28/4 diễn biến trái chiều, trong nước có tuần hạ nhiệt

Giá USD hôm nay 28/4 diễn biến trái chiều, trong nước có tuần hạ nhiệt

Giá USD hôm nay 28/4: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết từ ngày 22/4 đến ngày 26/4 giảm từ 24.272 xuống mức 24.246 VND/USD, giảm 26 đồng so với đầu tuần.