NSRP tại Thanh Hóa xuất bán sản phẩm xăng dầu ra thị trường trở lại từ ngày 12/10 sau khi bảo dưỡng với kỳ vọng công tác quản trị được hoàn thiện để giúp dự án tích lũy thêm về tài chính.
Trong thông báo về tái cung cấp sản phẩm lần này, NSRP cho biết đã cam kết nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, đến nay đạt được nhiều tiến bộ đáng kể trong các sáng kiến chuyển đổi với tổng giá trị 100 triệu USD từ 2021. Những sáng kiến này sẽ giúp công ty đạt giá trị tích lũy hàng năm khoảng 150 triệu USD trong thời gian tới.
NSRP thông báo công tác bảo dưỡng tổng thể nhà máy lần I được hoàn thành ngày 11/10, vượt tiến độ 7 ngày so với kế hoạch,
NSRP ở Thanh Hóa tạm dừng sản xuất vào ngày 25/8 với thời gian bảo dưỡng dự kiến 55 ngày, là đợt bảo dưỡng đầu tiên sau khi nhà máy vận hành thương mại được 4 năm. Đợt bảo dưỡng này nhằm vệ sinh, kiểm tra, bảo trì các thiết bị và phân xưởng công nghệ quan trọng.
Ông So Hasegawa, Tổng Giám đốc của NSRP cho biết việc cung cấp lại sản phẩm cho thị trường sớm hơn một tuần là tín hiệu đáng mừng, đồng thời thể hiện cam kết của doanh nghiệp trong việc phối hợp chặt chẽ với các đối tác trong liên danh theo đúng các điều khoản đã thỏa thuận.
Với tổng mức vốn đầu tư gần 9,3 tỷ USD, NSRP được góp vốn từ tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) với tỷ lệ 25,1%, công ty dầu khí Kuwait Petroleum của Kuwait với 35,1%, công ty Idemisui Kosan Nhật Bản (cũng 35,1%) và công ty Hóa chất Mitsui của Nhật Bản (4,7%).
Cũng theo thông báo của NSRP, việc nâng cao tiềm lực tài chính của NSRP sẽ tiếp tục là chủ đề quan trọng và cấp bách mà các nhà đầu tư tập trung ưu tiên trong chuỗi thảo luận về cam kết hỗ trợ của tất cả các bên liên quan hiện nay.
Theo đó, các thỏa thuận phải được gia hạn cuối tháng 11/2023, và "nền tảng cho việc duy trì hoạt động liên tục và ổn định của NSRP trong tương lai đang thuộc quyền quyết định của tất cả các nhà đầu tư". Các bên liên quan đang hướng tới duy trì hoạt động ổn định cho dự án.
NSRP chịu trách nhiệm cung cấp cho khoảng 35% thị phần xăng dầu trong nước nên có tầm quan trọng đặc biệt trong an ninh năng lượng quốc gia.
Tuy nhiên, trong 3 năm tính từ 2019, lỗ lũy kế của liên doanh này đã lên tới 3,3 tỷ USD, số tiền nợ nguyên liệu cũng lên tới 2,8 tỷ USD (theo số liệu từ Bộ Công Thương) do nhiều nguyên nhân như chi phí vốn cao, giá đầu vào bất ổn theo giá thế giới, quản trị doanh nghiệp và yếu tố đồng thuận giữa các bên trong liên doanh. Vì vậy, Bộ Công Thương đã yêu cầu doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí vận hành và nâng cao hiệu quả quản lý.
Tổ hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn trị giá 9,3 tỷ USD là một trong những dự án đầu tư vốn nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam tại thời điểm xây dựng cũng như hiện nay. NSRP Đây là nhà máy hóa dầu tầm cỡ thế giới và phức tạp nhất trong lĩnh vực lọc hóa dầu tại Việt Nam và khu vực, với 38 phân xưởng được trang bị công nghệ hiện đại tầm thế giới thông qua các đối tác liên danh từ Nhật Bản và Kuwait.
Nhu cầu mua vé máy bay về quê đón Tết của người dân liên tục tăng khiến một số đường bay "vàng" từ TP.HCM đi các địa phương đang khan hiếm vé giá rẻ.
Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.
Quốc hội đang xem xét việc tăng thuế VAT đối với lĩnh vực văn hóa từ 5% lên 10% nhận nhiều ý kiến trái chiều. Đáng chú ý, hơn 30 đơn vị điện ảnh đã cùng ký đơn tập thể mong muốn Quốc hội không phê chuẩn việc tăng thuế này.
Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.
Thời điểm này, dù còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday, nhưng theo ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị, không khí giảm giá sớm đã bắt đầu nhộn nhịp. Nhiều người tranh thủ đi mua sắm sớm.