Tại kế hoạch triển khai Chương trình phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2024 - 2025, UBND TP.HCM định hướng phát triển Khu vực Tây - Nam thành phố (gồm huyện Bình Chánh và huyện Nhà Bè) đến năm 2025 diện tích đất nông nghiệp còn khoảng 18.023ha (huyện Bình Chánh: 14.222ha và huyện Nhà Bè: 3.801ha).
Khu vực này sẽ trở thành đô thị công nghiệp và dịch vụ logistics, giữ vai trò quan trọng kết nối với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Khu vực thị trấn, thị tứ, khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất khuyến khích phát triển các mô hình nông nghiệp không gian hẹp, tầng cao.
Khu vực Tây - Bắc thành phố (gồm huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn), đến năm 2025 đất nông nghiệp còn khoảng 33.378ha và đến năm 2030 khoảng 20.000 ha.
Khu vực này sẽ trở thành đô thị nông nghiệp công nghệ cao, giữ vai trò quan trọng kết nối với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông Nam Bộ và Vương quốc Campuchia. Các thị trấn, thị tứ, khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp, khuyến khích phát triển các mô hình nông nghiệp không gian hẹp, tầng cao.
Khu vực huyện Cần Giờ, định hướng đến năm 2025 diện tích đất nông nghiệp còn khoảng 45.402ha. Khu vực này định hướng trở thành thành phố du lịch sinh thái, tập trung phát triển các loại hình nuôi, trồng trên đất liền, vùng cửa sông, trên biển và sản xuất muối ứng dụng công nghệ cao, nuôi chim yến trong nhà, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch lịch sử văn hóa, nghỉ dưỡng và dịch vụ môi trường rừng, với các loại hình nông nghiệp.
Mới đây, văn phòng UBND TP.HCM đã có văn bản truyền đạt kết luận chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Võ Văn Hoan tại cuộc họp triển khai thực hiện xây dựng đề án đầu tư, xây dựng các huyện thành quận (hoặc thành phố thuộc TP.HCM) giai đoạn 2021-2030.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM giao các sở, ngành và UBND năm huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè khẩn trương tiếp tục hoàn thiện các đề án có liên quan. Đồng thời, dự thảo kế hoạch tổ chức thực hiện dự thảo danh mục dự án, công trình ưu tiên bố trí vốn hoặc ưu tiên kêu gọi đầu tư.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổng hợp danh mục dự án, công trình ưu tiên bố trí vốn hoặc ưu tiên kêu gọi đầu tư. Đề xuất cơ chế, chính sách kêu gọi nhà đầu tư, tham mưu UBND thành phố trước ngày 20/6.
Sở Nội vụ tiếp tục chủ trì việc tổng hợp, xây dựng, hoàn thiện các dự thảo: quyết định phê duyệt đề án; kế hoạch triển khai thực hiện đối với các đề án nhánh thuộc đề án đầu tư - xây dựng các huyện thành quận (hoặc thành phố thuộc TP.HCM) giai đoạn 2021 - 2030; danh mục dự án, công trình ưu tiên bố trí vốn hoặc ưu tiên kêu gọi đầu tư. Đồng thời, tham mưu UBND TP.HCM chủ trương tổ chức hội nghị công bố đề án đầu tư, xây dựng các huyện lên quận (hoặc thành phố thuộc TP.HCM).
Thời gian dự kiến họp Ban Chỉ đạo đề án đầu tư, xây dựng các huyện lên quận (hoặc thành phố thuộc TP.HCM) là ngày 21/6, do Chủ tịch UBND TP.HCM chủ trì.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.