Thứ tư, 01/05/2024

Cần nhân rộng cho các thành phố khác

08/07/2023 7:00 PM (GMT+7)

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) đánh giá: Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM sẽ là một động lực bứt phá cho sự phát triển của thành phố, đảm bảo mục tiêu xây dựng nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.

Mới đây, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8/2023. Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết này đã tạo điều kiện cho TP.HCM phát triển bứt phá trong những năm sắp tới.

ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) nhận định: Nghị quyết có nội dung rất toàn diện, bao gồm các lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân sách, quản lý đất đai, quy hoạch và tổ chức bộ máy với đặc thù “thành phố trong thành phố”.

Đặc biệt, có một số quận, huyện có quy mô dân số gần tương đương 1 tỉnh nhỏ, mở ra cơ hội và tạo động lực phát triển vượt trội cho thành phố.

“Với quan điểm cả nước vì TP.HCM, TP.HCM vì cả nước, Nghị quyết này sẽ đảm bảo mục tiêu xây dựng nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045”, ông Lê Hoàng Châu nói.

Cần nhân rộng cho các thành phố khác - Ảnh 1.

+ Theo ông, điểm “đặc sắc” của Nghị quyết thí điểm  một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM là gì?

- Theo tôi, Nghị quyết này có rất nhiều điểm đặc sắc, nhưng có 5 điểm đặc sắc nhất, đều là những yếu tố rất cần thiết cho sự phát triển của TP.HCM.

Thứ nhất, Nghị quyết cho phép thành phố thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông (TOD). Đây là mô hình phát triển đô thị đã được áp dụng thành công tại nhiều nước trên thế giới, gắn liền với phát triển đồng bộ các loại hình giao thông công cộng và khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai vùng phụ cận các công trình giao thông, tăng thêm các tiện ích và dịch vụ đô thị phục vụ cư dân và khách vãng lai.

Thứ hai, Nghị quyết đồng ý cho thành phố thí điểm thực hiện dự án đầu tư theo Hợp đồng BT đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội, chất lượng công trình dự án, không gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Thứ ba, Nghị quyết cũng cho phép TP.HCM được quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 500 ha phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

Điều này sẽ giúp thành phố chủ động trong việc quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để có thể hình thành các khu công nghiệp, khu công nghệ cao quy mô lớn.

Thứ tư, Nghị quyết cho phép Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phân cấp cho UBND TP.HCM thực hiện phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật theo thủ tục, trình tự do Thủ tướng Chính phủ quy định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Với thẩm quyền về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được phân cấp trên đây, thành phố sẽ chủ động hơn trong việc thực hiện phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng kịp thời nhu cầu đầu tư các dự án có sử dụng đất của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Thứ năm, Nghị quyết cho phép thành phố được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội đối với trường hợp quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu chưa phù hợp quy hoạch chung thì cho phép thực hiện việc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy hoạch chung và chỉ tiêu về hệ số sử dụng đất hoặc mật độ xây dựng theo quy định của pháp luật về nhà ở xã hội.

+ Để Nghị quyết này thực sự có hiệu quả và trở thành một lực đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của TP.HCM, theo ông, thành phố cần phải có những giải pháp gì?

- Không chỉ về mặt cơ chế, lãnh đạo TP.HCM cũng đã nhanh chóng đưa ra các giải pháp để triển khai cũng là điều rất đáng mừng. Trong đó, vào giữa tháng 6/2023, UBND TP.HCM đã chủ động ban hành kế hoạch  triển khai chuẩn bị thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố và thành lập tổ công tác, do ông Phạm Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM làm tổ trưởng.

Với những động thái này, tôi kỳ vọng Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố  sẽ sớm đi vào cuộc sống, tạo được sự chuyển biến thực chất về mọi mặt cho TP.HCM.

+ Vậy theo ông, Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM có “lỗ hổng” nào không?

- Hiện tại thì chưa, nhưng tôi cũng có một số đề xuất để đảm bảo việc thực hiện Nghị quyết đạt hiệu quả cao nhất và được sự thấu hiểu, ủng hộ, đồng thuận của người dân.

Nghị quyết là cho phép TP.HCM được áp dụng hợp đồng BOT đối với một số trường hợp nâng cấp, mở rộng hạ tầng giao thông. Trong đó, những tuyến đường chính hay bị ùn tắc giao thông, bị “thắt cổ chai” sẽ được ưu tiên. Đơn cử như  đoạn Quốc lộ 13 từ cầu Bình Triệu đến ngã tư Bình Phước.

Nhưng, để tránh xảy ra tình trạng xung đột lợi ích giữa nhà đầu tư dự án  với người dân và người sử dụng dịch vụ, tôi đề nghị UBND TP.HCM sẽ có các giải pháp hài hòa lợi ích giữa các bên.

Cụ thể, tôi đề nghị UBND TP.HCM thực hiện đầy đủ, công khai minh bạch các thông tin về dự án để thuận lợi cho người dân giám sát. Trong khi đó, HĐND TP.HCM tổ chức giám sát đảm bảo quyền lợi của người dân.

Tôi đề nghị  đề nghị Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho phép các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác cũng được áp dụng một số cơ chế đặc thù của Nghị quyết này, để giải quyết các vướng mắc tương tự như TP.HCM.

Trong đó, tôi đề nghị cho phép các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác cũng được thí điểm thực hiện dự án đầu tư theo Hợp đồng BT đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, chất lượng công trình dự án, không gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Tôi đề nghị cho phép các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác cũng được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội đối với trường hợp quy hoạch chi tiết.

Với quy định phải xây dựng nhà ở xã hội trong khu đô thị thương mại, tôi mong muốn quy định này có sự điều chỉnh linh hoạt, cho phép bố trí quỹ đất nhà ở xã hội ở vị trí khác tương đương về quy mô, ngoài phạm vi dự án nhà ở thương mại.

Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại vị trí được quy hoạch hoán đổi và hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với quỹ đất được hoán đổi trong dự án nhà ở thương mại, để giải quyết các vướng mắc của các dự án nhà ở xã hội tại địa phương.

+ Xin chân thành cảm ơn ông!

Theo Nhà báo & Công luận

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

Dù nắng nóng, lượng khách đến TP.HCM vui chơi dịp lễ 30/4 - 1/5 tăng so với năm ngoái. Các dịch vụ lưu trú, nhà hàng, khách sạn đều ghi nhận kết quả khả quan trong 5 ngày nghỉ lễ.

Bao nhiêu tấn khí LNG đã được nhập khẩu cho ngành điện?

Bao nhiêu tấn khí LNG đã được nhập khẩu cho ngành điện?

Tàu Hoegh Gandria chở gần 60.000 tấn LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) từ Malaysia vừa mới cập bến Kho cảng LNG Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là đợt nhập khẩu LNG thứ 3 vào Việt Nam để phục vụ phát điện.

Fed "trơ" với lãi suất, ECB có thể hạ lãi suất vào đầu tháng 6

Fed "trơ" với lãi suất, ECB có thể hạ lãi suất vào đầu tháng 6

Vẫn chưa thấy Cục Dự trữ Liên bang (Fed, là ngân hàng trung ương Mỹ) "nhá" tín hiệu giảm lãi suất nào. Trong khi đó, các dữ liệu chính thức cho thấy kinh tế châu Âu đã thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý 1/2024.

Làm sao để tránh "bẫy" lãi suất khi vay ngân hàng để mua nhà?

Làm sao để tránh "bẫy" lãi suất khi vay ngân hàng để mua nhà?

Các ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay với bất động sản, mức thấp nhất từ 5%/năm. Vì vậy, nhiều đôi vợ chồng trẻ có thể muốn vay tiền mua nhà. Các chuyên gia đã lưu ý nhiều vấn đề để người vay tránh “bẫy” lãi suất thả nổi sau khi hết ưu đãi.

Vì sao ngân hàng Republic First Bank phá sản?

Vì sao ngân hàng Republic First Bank phá sản?

Nước Mỹ vừa ghi nhận ngân hàng đầu tiên bị phá sản trong năm 2024. Lý do là Republic First Bank đã phải chịu nhiều sức ép vì chi phí cao và biên lợi nhuận giảm.

Lượng khách qua đường hàng không dịp cao điểm lễ sụt giảm

Lượng khách qua đường hàng không dịp cao điểm lễ sụt giảm

Lễ 30/4 - 1/5 năm nay, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khai thác trung bình mỗi ngày khoảng 720 chuyến bay, thấp hơn các dịp cao điểm trước đó