Báo cáo tại buổi làm việc, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long cho biết: Địa hình Hòa Bình bị chia cắt; toàn tỉnh có 135 điểm nguy cơ cao về sạt lở, 13 điểm thường xuyên bị lũ ống, lũ quét. Tỉnh cũng có hơn 140 hồ đập xuống cấp; 15 tỉnh lộ có nguy cơ sạt lở…
Chủ động ứng phó cơn bão số 3, lần đầu tiên tỉnh di dời hơn 1.300 hộ gia đình ra khỏi những nơi nguy cơ cao đến nơi an toàn; tỉnh cũng cho học sinh nghỉ đến hết thứ Hai (khi nước rút khỏi các ngầm tràn); dừng các hoạt động vui chơi, giải trí ngoài trời…
Cả hệ thống chính trị của tỉnh đã vào cuộc, phân công cụ thể lãnh đạo tỉnh phụ trách từng địa bàn, các lực lượng chủ chốt ứng trực 100% quân số, để ứng phó bão theo phương châm 4 tại chỗ.
Về vụ việc sạt lở xảy ra ở Đà Bắc làm 4 người tử vong, Bí thư Tỉnh ủy bày tỏ: Đây là một nỗi đau, nằm ngoài dự tính của cơ quan chức năng bởi "nhà xây kiên cố, ta luy thấp, cách ta luy 30 m; không thuộc khu vực nguy hiểm".
Tỉnh Hòa Bình đề xuất phải xây dựng chiến lược về phòng chống bão lũ và biến đổi khí hậu cho toàn quốc để đầu tư nguồn lực một cách tổng thể, tránh "ăn đong" trong công tác ứng phó thiên tai, nhất là khu vực miền Trung và các tỉnh Tây Bắc.
Hòa Bình cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan có liên quan xây dựng mạng lưới các trạm quan trắc thiên tai, sạt lở… để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát sạt trượt; giảm thiểu tác động của thiên tai đối với đời sống con người.
Đồng thời, có cơ chế chính sách di dời người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, xây dựng khu tái định cư để di dân tập trung; hỗ trợ các tỉnh miền núi phía bắc xây thêm các cầu để thay thế các ngầm, cũng như đê kè chống sạt lở,… để giảm bớt nguy hiểm cho người dân.
Kết luận tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, cơn bão số 3 làm 17 người chết; nhiều địa phương bị ảnh hưởng nặng nề; Chính phủ đang dồn toàn lực để khắc phục sớm nhất hậu quả bão số 3, giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đánh giá cao tỉnh Hòa Bình đã vào cuộc quyết liệt, chủ động, giảm thiểu hậu quả do bão số 3 gây ra và kịp thời khắc phục hậu quả.
Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến về việc hỗ trợ kinh phí phòng chống thiên tai; kinh phí giúp người dân khôi phục sản xuất kinh doanh; bảo đảm thực phẩm… theo tinh thần không để người dân không có cái ăn, không có chỗ.
Về những việc cần làm, Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo tỉnh Hòa Bình khẩn trương khắc phục các điểm sạt lở trên các tuyến đường, "việc khắc phục sạt lở đường xá phải làm khẩn trương, hiệu quả".
"Phải khắc phục ngay, nhanh nhất hệ thống đường sá, điện, viễn thông, trường học, bệnh viện,… bị ảnh hưởng do bão và mưa lũ sau bão", Phó Thủ tướng yêu cầu.
Đồng thời phải làm và sửa chữa ngay nhà cho người dân có nhà bị sập đổ, ảnh hưởng do bão. "Đã làm phải đàng hoàng và bảo đảm an toàn", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh Hòa Bình phải tập trung nghiên cứu, triển khai các biện pháp phòng chống sạt lở hiệu quả để bảo đảm đời sống an toàn, ổn định lâu dài cho người dân.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.