Góp ý cho dự kiến quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025) tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan nêu một thực tế, đất nông nghiệp sử dụng cho chăn nuôi có quy mô nhỏ so với quy hoạch quốc gia nên không thể hiện trên bản đồ.
"Quy hoạch đất sử dụng cho chăn nuôi cần được đề cập đến để có định hướng cho các quy hoạch địa phương, vấn đề này liên quan đến vấn đề môi trường, tình hình phòng chống dịch bệnh, cân đối giữa các vùng sản xuất nông nghiệp" - bà Lan nói.
Cũng theo bà Lan, trong Luật Đất đai hiện nay không đề cập đến đất cho chăn nuôi.
Do vậy, GS.TS Nguyễn Thị Lan cho rằng, phần đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực nông nghiệp cần làm nổi bật hơn nội dung đánh giá việc khai thác mặt biển vào đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, nhất là vùng ven biển gần bờ và quanh các hòn đảo lớn.
Đồng tình với nhận định này của GS.TS Nguyễn Thị Lan, theo ông Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, trong Luật Đất đai hiện nay, không có một từ nào nói đến đất cho chăn nuôi.
"Luật Đất đai đang tồn tại bất cập về phân loại đất nông nghiệp. Theo đó, tại khoản 1 Điều 10, Luật Đất đai về phân loại đất không có mục riêng về đất chăn nuôi mà thay vào đó chỉ có quy định là đất "xây dựng chuồng trại gia súc, gia cầm và vật nuôi khác …" được ghép vào điểm h, khoản 1 là đất nông nghiệp khác.
Trong hoạt động chăn nuôi đất không chỉ cần để xây dựng chuồng trại mà còn nhiều công trình phụ trợ khác, đặc biệt là đất để sản xuất cây thức ăn chăn nuôi, đất xây dựng nhà máy chế biến giết mổ... Điều này vô hình chung đã coi nhẹ đất giành cho ngành chăn nuôi trong quy hoạch sử dụng đất tại các địa phương, đồng thời làm giảm vai trò của một ngành kinh tế hết sức quan trọng này trong lĩnh vực nông nghiệp" – ông Sơn nói.
Không chỉ không được đề cập đến trong Luật Đất đai, ông Sơn cho biết, những quy định về hướng dẫn thực hiện Luật Chăn nuôi hiện nay đang còn tồn tại một số bất cập khiến nhiều địa phương lúng túng trong triển khai, hiệu quả sử dụng đất cho chăn nuôi còn thấp.
Ông Sơn dẫn chứng, theo quy định tại Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật Chăn nuôi về mật độ chăn nuôi, 1ha đất nông nghiệp quy đổi ra 500kg khối lượng sống của vật nuôi, như vậy có thể hiểu rằng 1ha đất nông nghiệp chỉ nuôi được 1 con trâu, 1 con bò.
" Tôi lấy ví dụ, Luật Chăn nuôi ban hành năm 2018, kèm theo là Nghị định 13 và hàng loạt thông tư của Bộ NNPTNT nhưng quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất, do một số quy định trong luật và nghị định chưa phù hợp với thực tế, chưa đầy đủ. Ví dụ, một khái niệm bao trùm trong Luật Chăn nuôi và Nghị định 13 đó là khái niệm về khu dân cư, để quy định khu vực nào được chăn nuôi chưa rõ ràng nên doanh nghiệp, hộ chăn nuôi lúng túng" – ông Sơn nói.
Theo ông Sơn, trong Luật Chăn nuôi có đưa ra khái niệm về đơn vị vật nuôi, mật độ nuôi. Đây là những khái niệm mới, phù hợp với thông lệ quốc tế, rất tiếc quy định trong luật lại chưa phù hợp với thực tiễn.
Đơn cử, theo quy định tại Nghị định 13 quy định mật độ chăn nuôi như sau: 1ha đất nông nghiệp quy đổi ra 500kg khối lượng sống của vật nuôi, như vậy có thể hiểu rằng 1ha đất nông nghiệp chỉ nuôi được 1 con trâu, 1 con bò.
"Nếu áp theo quy định này thì nhiều địa phương, nhất là khu vực Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long phải giảm tổng đàn gia súc gia cầm hiện nay, bởi không phù hợp thực tế Việt Nam" – ông Sơn nêu một thực tế.
Ông Sơn cho rằng, sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng chịu sự điều chỉnh rất lớn của Luật Đất đai. Tuy nhiên, sau nhiều năm tổ chức thi hành Luật này đã bộc lộ khá nhiều điểm bất cập.
Một trong những nguyên nhân của những tồn tại, bất cập nêu trên là do: Hệ thống pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo, không đồng bộ và thống nhất, dẫn tới không rõ trách nhiệm quản lý, gây khó khăn cho tổ chức thực hiện; có một số nội dung quy định chưa phù hợp với thực tiễn; có một số nội dung phát sinh mới trong thực tiễn, nhưng pháp luật chưa có quy định điều chỉnh.
Từ việc đất chăn nuôi bị "bỏ quên" trong Luật Đất đai và cùng không được đề cập đến trong dự kiến quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025), Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, một bản quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải xác định được một số cân đối chính về nhu cầu sử dụng đất.
Ví dụ, cân đối an ninh lương thực (để xác định diện tích đất trồng lúa); cân đối nhu cầu bảo vệ môi trường (để xác định diện tích rừng đặc dụng và phòng hộ, độ che phủ rừng); cân đối nhu cầu cung cấp nước (để xác định diện tích sông suối mặt nước lớn); cân đối trữ lượng và khả năng đánh bắt thủy hải sản tại các vùng khai thác (để xác định quy mô và địa bàn đánh bắt trên biển và thềm lục địa.
'Bản quy hoạch cũng cần tính toán một số dự báo chính về những yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất trong tương lai như tình hình biến đổi khí hậu, nhu cầu lương thực và thực phẩm; các kịch bản rủi ro lớn" – bà Lan nhấn mạnh.
Bắt đầu từ tháng 1/2026, dự kiến giá Việt Nam nhập khẩu điện từ Lào sẽ thấp hơn so với giá hiện nay vì lượng mua sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Đây là điều bình thường trong thương mại.
Báo cáo thị trường bất động sản quý 3/2024 của Savills Việt Nam đã cung cấp một số diễn biến đang chú ý của phân khúc nhà phố/biệt thự tại TP.HCM sau nhiều quý ghi nhận tình hình hoạt động trầm lắng.
Việc các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới mở rộng đầu tư tại khắp các tỉnh, thành đã góp phần tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh.
Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Minh Ngân đã chỉ ra hiện tượng một số người tham gia đấu giá đất chủ yếu là giới đầu cơ, thao túng bằng cách đẩy giá cao và bán lại ngay để thu lợi, tạo mặt bằng giá ảo đối với các khu vực xung quanh.
Đã có những điểm sáng trong phát triển ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ô tô, xe máy tại Việt Nam, tuy nhiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn rất cần chính sách khuyến khích đồng bộ và đột phá.
Nếu khó tìm mua gạo ST25 Ông Cua chính hiệu, bánh pía đúng chuẩn vị Sóc Trăng và các đặc sản khác của tỉnh này thì đây là cơ hội dành cho người dân tại TP.HCM. Chương trình diễn ra tư nay đến cuối tuần, trong 5 ngày liên tục.