TP.HCM tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo từ các sở, ngành đến UBND TP Thủ Đức, quận, huyện, phường, xã, thị trấn trên địa bàn thành phố trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm. Qua đó, nâng cao nhận thức, kiến thức của người tiêu dùng, người quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm và thực hành đúng về an toàn thực phẩm từ khâu lựa chọn, bảo quản, chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Nâng cao năng lực quản lý của các cấp, các ngành trong công tác truyền thông về an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa chính quyền địa phương, giữa các cơ quan chức năng với các đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm.
Từ đó, TP.HCM tiếp tục xây dựng và phát triển chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn, các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án liên quan đến thực phẩm nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông sản, thực phẩm từ tỉnh đưa về tiêu thụ trên địa bàn thành phố và thực phẩm lưu thông trên thị trường.
Việc ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn để kiểm soát an toàn thực phẩm ngay từ yếu tố đầu vào trong sản xuất, kinh doanh. Từ đó, việc liên kết với các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế, bảo đảm người dân được tiếp cận và sử dụng lương thực, thực phẩm an toàn, bền vững.
Bên cạnh đó, kế hoạch này cũng tích cực việc đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghiệp, dịch vụ, hình thành mạng lưới logistics, bảo quản, chế biến, thương mại điện tử ở nông thôn. Qua đó, vai trò của các hợp tác xã, hiệp hội ngành hàng trong liên kết, hỗ trợ sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ thực phẩm an toàn, chất lượng được phát huy.
Đồng thời ưu tiên nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thân thiện với môi trường trong sản xuất nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Cơ quan chức năng cũng triển khai những chính sách hỗ trợ hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm ứng dụng công nghệ cao và kết nối chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn.
Mặt khác, TP.HCM đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm, góp phần vào sự phát triển bền vững, ổn định và an sinh xã hội trên địa bàn thành phố; tiếp tục thúc đẩy các giải pháp, nâng cao hiệu quả trong ứng dụng công nghệ thông tin đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra, nhất là trong tổ chức hội họp, trao đổi thông tin, thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại đơn vị.
Theo Website Thành ủy TP.HCM
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.