Thời gian qua, cuộc sống của người dân có nhà ven sông gặp nhiều khó khăn. Nhiều gia đình phải "chịu đựng" cuộc sống với chất lượng không đảm bảo về an ninh, vệ sinh môi trường, nguy cơ hoả hoạn.
Liên quan đến vấn đề trên, TPHCM đã tổ chức cuộc họp về xây dựng Đề án đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội và chính sách bồi thường phục vụ cho công tác di dời đối với nhà đất trên và ven sông, kênh, rạch trên toàn địa bàn.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các quận, huyện sở ngành đã thảo luận về Đề án "Di dời toàn bộ nhà trên và ven sông kênh rạch tại TP.HCM". Theo đề án, thành phố sẽ tập trung tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình nhà ở trên và ven sông, kênh, rạch trên địa bàn; đồng thời nghiên cứu, tìm ra các giải pháp, cơ chế, chính sách để thực hiện di dời và tổ chức lại cuộc sống của người dân đang sống trên và ven kênh, rạch.
Được biết, từ năm 1993 đến nay, thành phố đã di dời, giải phóng mặt bằng 40.381 căn nhà trên và ven kênh rạch thuộc 4 tuyến kênh rạch chính và các chi lưu. Theo phương án bố trí vốn hiện nay, đến hết năm 2025, dự kiến sẽ thực hiện bồi thường, di dời được 5.717 căn/6.500 căn, đạt tỷ lệ 87,95% chỉ tiêu đề ra.
Hiện nay, thành phố có 5 quận không có nhà trên và ven kênh rạch (quận 1, 3, 10, 11, Phú Nhuận) và 17 Quận, huyện, TP.Thủ Đức có nhà trên và ven sông, kênh, rạch (quận 4, 5, 6, 7, 8, 12, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ, TP.Thủ Đức) với tổng số khoảng 47.516 căn (đã di dời 1.400 căn).
Hiện, thành phố còn 373 dự án/tuyến sông, kênh, rạch chưa triển khai thuộc 16 quận, huyện và TP.Thủ Đức (Quận 4, 6, 7, 8, 12, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ, TP.Thủ Đức) với tổng quy mô di dời là 42.144 căn và chiều dài toàn tuyến khoảng 500km.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường cho rằng các quận, huyện, TP.Thủ Đức cần nghiên cứu kỹ, góp ý đề án và bổ sung thêm các giải pháp như: truyền thông để người dân hiểu và chia sẻ với thành phố, giải pháp quản lý để làm sao không để tình trạng tái lấn chiếm kênh, rạch; chính sách đền bù và hỗ trợ cho người dân để ổn định cuộc sống.
Ông Cường đề nghị các quận, huyện phải tính toán để làm sao giá căn hộ tốt nhất cho người dân. Ngoài ra, dựa trên quy hoạch hiện có, các quận, huyện có thể đề xuất thêm phần quỹ đất mở rộng để khai thác.
Trong khi đó, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đề nghị các thành viên Ban chỉ đạo và Tổ công tác nghiên cứu và góp ý dự thảo đề án, chậm nhất đến ngày 15/12/2024 gửi về Sở Xây dựng (cơ quan thường trực Ban chỉ đạo đề án). Đến ngày 20/12/2024, hoàn thiện Đề án để trình ký ban hành. Thành phố quyết tâm đến năm 2030, cơ bản phải di dời, tái định cư 46.000 căn nhà trên/ven sông, kênh rạch địa bàn.
Dù lãi suất huy động tăng trong những tháng cuối năm 2024, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo nhiều khả năng lãi suất huy động năm 2025 sẽ đi ngang; nếu tăng, sẽ chỉ tăng nhẹ. Ngoài ra, mặt bằng lãi suất cho vay có thể vẫn duy trì ở mức thấp.
Masan High-Tech Materials thuộc Masan Group đã hoàn tất việc chuyển nhượng 100% cổ phần tại công ty H.C. Starck Holding tại Đức cho công ty Mitsubishi Materials Corporation đến từ Nhật Bản.
Tuyến Metro số 1 TP.HCM sẽ vận hành thương mại từ 22/12/2024. Hiện nay, 5 bãi đậu xe cá nhân dọc tuyến đang được gấp rút thi công các hạng mục cuối cùng để đưa vào khai thác đồng bộ để phục vụ người dân.
Để thực hiện Đề án di dời toàn bộ nhà ven sông, kênh, rạch, TP.HCM đã xác định 2 nhiệm vụ trọng tâm là di dời, tái định cư và thực hiện chỉnh trang đô thị, kết hợp khai thác quỹ đất phát triển kinh tế.
Hợp tác toàn diện với F88 giúp ngân hàng MB tiếp cận các khu vực xa xôi, nơi các chi nhánh ngân hàng chưa thể có mặt. Ngoài ra, mạng lưới của MB còn được tăng thêm hơn 850 phòng giao dịch nữa.
Sự trỗi dậy quá mạnh mẽ của Trung Quốc trong lĩnh vực xe điện và các thay đổi lớn trong ngành ô tô khiến 2 đại gia Honda và Nissan của Nhật Bản có thể hợp nhất thành một để tăng sức mạnh cạnh tranh. Ngoài ra, có thể Mitsubishi cũng sẽ gia nhập vào một thời gian nào đó về sau nữa.