Theo kênh CBS News, Kobayashi đang điều tra điều tra nguyên nhân vì có thêm 76 trường hợp tử vong có thể liên quan đến việc sử dụng thực phẩm bổ sung men gạo đỏ của hãng.
Tháng 3 năm nay, Kobayashi cho biết sẽ điều tra nguyên nhân khiến 5 người tử vong sau khi sử dụng thực phẩm chức năng của công ty mang nhãn hiệu "beni-koji choleste help". Ngoài ra, hàng chục người khác đã báo cáo những vấn đề sức khỏe liên quan đến thận sau khi sử dụng sản phẩm. Kobayashi đưa ra lời xin lỗi và thu hồi sản phẩm.
Ngày 28/6, hãng cho biết con số nói trên chỉ còn là 4 người, do một người không sử dụng thực phẩm bổ sung men gạo đỏ của hãng. Kobayashi nói sẽ mở rộng phạm vi điều tra về phạm vi ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác ngoài thận.
Báo Japan Times của Nhật cho biết điều tra đối với 3 trường hợp đã hoàn thành và không thể xác nhận có liên quan hay không đến men gạo đỏ, 76 trường hợp còn lại vẫn đang được điều tra.
Bộ Y tế Nhật Bản khẳng định sẽ tiếp tục tiến hành điều tra. Bộ trưởng Y tế Keizo Takemi cho rằng công ty đã không thông tin báo cáo chính xác với các cơ quan chức năng về tình hình thực tế. Ông Takemi cho biết bộ sẽ trực tiếp điều hành cuộc điều tra các trường hợp tử vong.
Cùng ngày, Chánh Văn phòng Nội các Yoshimasa Hayashi nói việc Kobayashi không báo cáo cập nhật kịp thời số người chết là "cực kỳ đáng tiếc". Ông khẳng định Bộ Y tế sẽ giám sát để Kobayashi điều tra kỹ các trường hợp tử vong.
Kobayashi Pharmaceutical tung ra sản phẩm "beni-koji choleste help" vào tháng 2/2021, đã bán được khoảng 1 triệu gói đến cuối tháng 2/2024. Theo quảng cáo của hãng, loại thực phẩm chức năng này hỗ trợ giảm mức cholesterol xấu LDL.
Kobayashi cho biết đã bán sản phẩm cho khoảng 50 hãng khác ở Nhật Bản và hai hãng ở thị trường Đài Loan (Trung Quốc). Đầu năm nay, các công ty của Đài Loan cũng thu hồi 154 sản phẩm chứa men gạo đỏ.
Theo hãng tin Kyodo News của Nhật, Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng tại Đài Loan vừa cho biết hơn 30 nạn nhân đã nộp đơn kiện công ty con của Kobayashi ở Đài Loan.
Các báo cáo trước đó cho thấy axit puberulic, hay nấm mốc xanh, cùng hai hợp chất ngoài ý muốn khác, rất có thể là nguyên nhân ảnh hưởng sức khỏe của người dùng. Các chất này xuất hiện trong một lô nguyên liệu gạo men đỏ thô được sản xuất từ tháng 6 đến tháng 8/2023 trong quá trình sản xuất.
Tại Việt Nam, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cuối tháng 3 đã cảnh báo về các sản phẩm bảo vệ sức khỏe của Kobayashi Nhật Bản có nguy cơ làm tổn thương thận, gồm "Beni-koji choleste-help"; "Naishi-help plus cholesterol"; "Natto-kinase sarasara-tsubu gold" và Kobayashi Naishi Help 30.
Cục An toàn thực phẩm đưa ra cảnh báo ngay sau khi Kobayashi xác nhận trường hợp tử vong thứ 5 có thể liên quan đến thực phẩm chức năng làm từ men gạo đỏ của Kobayashi, nhưng hãng vẫn chưa xác định được chất gây ra các vấn đề về sức khỏe của người tiêu dùng.
Cục cũng cảnh báo và đề nghị người tiêu dùng không mua, không sử dụng sản phẩm có các thông tin như liệt kê. Trong trường hợp phát hiện các sản phẩm này lưu hành trên thị trường, Cục An toàn thực phẩm đề nghị thông báo cho cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngày 29/3/2024, Kobayashi ghi nhận 114 trường hợp nhập viện và 5 trường hợp tử vong sau khi dùng thực phẩm chức năng có chứa "Beni-koji" của hãng. Khảo sát tại Nhật ghi nhận rằng người đến bệnh viện sớm nhất do vấn đề sức khỏe liên quan đến thực phẩm chức năng của hãng Kobayashi là vào tháng 11/2023.
Một nghiên cứu do Hiệp hội Thận Nhật Bản thực hiện và công bố ngày 1/4/2024 cho thấy khoảng 80% bệnh nhân gặp các vấn đề về sức khỏe sau khi sử dụng thực phẩm bổ sung men gạo đỏ của Kobayashi đã đến bệnh viện khám bệnh vào tháng 1/2024 hoặc sau đó.
Từ ngày 28-31/3, Hiệp hội Thận Nhật Bản khảo sát trực tuyến đối với 47 người đã từng sử dụng 2 loại thực phẩm chức năng của hãng Kobayashi là Beni-koji choleste-help và Naishi-help plus cholesterol. Trong số các bệnh nhân trên, 90% ở độ tuổi từ 40 đến 69 tuổi, trong đó 66% là phụ nữ. Hiệp hội Thận Nhật Bản cho biết không có báo cáo về trường hợp tử vong trong số 47 bệnh nhân trên.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.