Chủ nhật, 28/04/2024

Xảo trá thị trường thực phẩm chức năng: "Bóng ma" ám ảnh người tiêu dùng

20/07/2023 10:30 AM (GMT+7)

Cùng sự bùng nổ của thời đại công nghệ 4.0, các loại thực phẩm chức năng được làm giả, nhái, thậm chí chứa chất cấm “tung hoành” đang là vấn đề nhức nhối, khiến người tiêu dùng lạc vào “ma trận”…

Xảo trá thị trường thực phẩm chức năng: "Bóng ma" ám ảnh người tiêu dùng - Ảnh 1.

Loại thực phẩm chức năng có công dụng làm đẹp da, chữa ung thư có thành phần là ma túy tổng hợp. Ảnh: Cơ quan chức năng cung cấp

Thời gian gần đây, liên tiếp các vụ việc quảng cáo, rao bán thực phẩm chức năng giả được cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ. Điểm chung của các đối tượng có hành vi vi phạm là lợi dụng tâm lý “có bệnh vái tứ phương” của người bệnh, để bán hàng giả, nhái kiếm lời. 

Đáng nói, các đối tượng không chỉ bán trực tiếp các sản phẩm không rõ nguồn gốc, mà các mặt hàng có chứa chất cấm cũng được quảng cáo, giao dịch mua bán thông qua các nền tảng xã hội, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Mới đây, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có thông tin cảnh báo về một số loại thực phẩm chức năng có công dụng làm đẹp da, chữa ung thư có thành phần là ma túy tổng hợp. Cụ thể, các sản phẩm có nhãn hiệu "Lazarus Naturals Full Spectrum CBD TINCTURE" và "Lazarus Naturals RELIEF + RECOVERY CBD MUSCLE GEL" được quảng cáo có công dụng làm đẹp da, chữa ung thư đã được xác nhận có chứa chất ma túy tổng hợp Delta-9-tetrahydrocanabinol.

 Thông tin từ Cục An toàn thực phẩm cho biết, đến nay, đơn vị không tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân nào xin cấp phép cho các sản phẩm nêu trên.

Trước đó, liên quan đến vấn đề này, lãnh đạo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy cũng cho biết, trong thời gian qua, trên thế giới và Việt Nam xuất hiện 2 dạng ma túy ma túy núp bóng thực phẩm là: Thực phẩm chức năng có chứa chất ma túy; ma túy được các đối tượng pha trộn, đóng gói dưới dạng thực phẩm, đồ uống.

Thực phẩm chức năng có chứa chất ma túy được sản xuất ở một số nước trên thế giới, các nước này không cấm và cho phép sản xuất với hàm lượng quy định có ghi trên bao bì sản phẩm và có cảnh báo người dùng. Theo đó, các đối tượng lợi dụng lén lút mang vào Việt Nam phát tán sử dụng dẫn đến ngộ độc như ở Hạ Long, Quảng Ninh. Đối tượng mang từ siêu thị ở Mỹ mang về cho người nhà sử dụng nhưng không nói cho người nhà biết có chứa chất ma túy. Loại này người dùng có thể bị nhầm lẫn dùng quá liều gây nguy hiểm.

Đối với ma túy được pha trộn, đóng gói dưới dạng thực phẩm, đồ uống, đây là thủ đoạn tinh vi của tội phạm nhằm qua mặt cơ quan chức năng để vận chuyển, mua bán trót lọt. Thực chất đó là ma túy pha trộn với thực phẩm và đồ uống. 

Vì vậy đã xảy ra một số vụ việc như: vụ bán bánh cần sa trên mạng internet xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được cơ quan chức năng kịp thời phát hiện, triệt xóa vào tháng 12/2019; vụ nhóm học sinh ở huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh sử dụng kẹo có chứa chất ma túy, bị ngộ độc phải cấp cứu vào tháng 10/2021; vụ bán nước xoài có chứa chất ma túy tại TP.HCM vào tháng 10/2020; vụ bán chocolate có chứa chất ma túy tại Đông Anh, Hà Nội vào tháng 6/2022…

Theo các chuyên gia, chất ma túy tổng hợp Delta 9 - tetrahydrocannabinol trong loại thực phẩm chức năng vừa được cơ quan chức năng cảnh báo là một thành phần tự nhiên có trong cây cần sa.Trên thế giới và ở Việt Nam, Delta 9 - tetrahydrocannabinol và cần sa tự nhiên được luật pháp, ngành y tế xếp vào loại  ma túy, là các chất nguy hiểm với sức khỏe, gây ngộ độc cấp tính, mạn tính và gây nghiện.

Loại chất này gây tác động tới thần kinh làm cho thần kinh bị kích thích, lẫn lộn, hôn mê, co giật, rối loạn tâm thần; làm loạn nhịp tim, tăng huyết áp, tụt huyết áp, suy hô hấp. Bên cạnh đó, có thể tác động trên nhiều cơ quan khác của cơ thể và có thể tử vong.

Xảo trá thị trường thực phẩm chức năng: "Bóng ma" ám ảnh người tiêu dùng - Ảnh 3.

Hàng chục nghìn lọ thực phẩm chức năng giả mới “ra lò” đã bị phát hiện tại huyện Chương Mỹ. Ảnh: Cơ quan chức năng cung cấp

Đáng chú ý, không chỉ có các loại thực phẩm chức năng chứa ma túy khiến người tiêu dùng phải “khiếp sợ” với những hệ lụy đã hiển hiện trong thời gian qua. Hiện nay trên thị trường còn có nhiều loại thực phẩm chức năng nổi tiếng Mỹ, châu Âu bị làm giả nhưng lại có dán cả tem chống giả để “che mắt” người mua. Tình trạng “xảo trá” trên thị trường thực phẩm chức năng với “vàng thau lẫn lộn” vẫn đang là nỗi ám ảnh trường kỳ đối với người tiêu dùng.

Mới nhất, ngày 31/5/2023, Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội cùng Công an huyện Chương Mỹ đã tiến hành kiểm tra đột xuất một địa điểm tại thôn Cao Sơn, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội. Tại đây, hàng chục nghìn lọ thực phẩm chức năng giả mới “ra lò” đã bị phát hiện. 

Cụ thể, trên diện tích khoảng 50m2, ẩm thấp, chật chội, bốn công nhân đang thực hiện gia công, đóng gói những viên sủi, viên nén được đựng trong các bao nilon khác nhau vào các vỏ hộp nhựa không nhãn mác với số lượng viên được định lượng trước.

Tiếp theo đó, các công nhân sử dụng máy khò nhiệt và máy ép nhiệt dán các nhãn mác được in sẵn của các nhãn hiệu như Lady, V3, Xtraman, HYPOLY, HeBora Collggen Enrich; Collagen Top Queen New, Glucosamine, BORA ….lên phía ngoài vỏ hộp. Bước cuối cùng, một tem chống hàng giả sẽ được dán sau cùng. Và, sản phẩm sẽ được nằm ở vị trí chờ để sẵn sàng tới tay người tiêu dùng.

Theo ghi nhận tại cơ sở này có gần 12.000 lọ/ hộp thực phẩm chức năng đã được đóng gói thành phẩm với bao bì nhãn mác bắt mắt. Đáng chú ý, mặc dù được cho sản xuất và đóng gói tại căn nhà chật hẹp này, tuy nhiên phía bên ngoài các vỏ hộp phần lớn được thể hiện có xuất xứ từ các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Bên cạnh đó, một lượng lớn sản phẩm thành phẩm tại đây còn thể hiện đơn vị chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm là các doanh nghiệp trong nước như: Công ty TNHH Supharmco; Công ty TNHH thương mại dịch vụ xuất nhận khẩu Lady cara; Công ty TNHH Thương mại GENIX, Công ty Cổ phần Thịnh Tâm Đường, Công ty TNHH thương mại Tavuco Việt Nam....

Ngoài số hàng hóa thành phẩm trên, lực lượng chức năng còn ghi nhận tại cơ sở kinh doanh chứa 4.070 lọ nhựa đựng 20 viên sủi/lọ không có nhãn mác; 67 kg viên thuốc các loại không có nhãn mác; 44.656 chiếc tem nhãn giấy các loại có chữ Lady, Xtraman, Toca, V3, tem chống hàng giả; 15.478 chiếc vỏ hộp giấy các loại cùng 1 chiếc máy khò nhiệt và 1 chiếc máy ép nhiệt đã qua sử dụng nhãn có chữ nước ngoài.

Theo các chuyên gia, khi cơ quan chức năng phải lên tiếng cảnh báo, khi hàng loạt cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng giả với quy mô lớn bị phát hiện đã cho thấy, thực trạng này đang ở mức “báo động đỏ”, đã đến lúc cần những biện pháp mạnh tay, quyết liệt để xử lý tận gốc.

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp 

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao ghế chủ tịch Bamboo Capital được chuyển cho doanh nhân nước ngoài?

Vì sao ghế chủ tịch Bamboo Capital được chuyển cho doanh nhân nước ngoài?

Doanh nhân Kou Kok Yiow từ Singapore được bầu làm chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bamboo Capital ngày 27/4 để thay ông Nguyễn Hồ Nam, người sẽ đảm nhiệm vị trí chủ tịch Hội đồng chiến lược của tập đoàn.

Hướng tới công nghệ AI, TP.HCM hy vọng hợp tác với NVIDIA

Hướng tới công nghệ AI, TP.HCM hy vọng hợp tác với NVIDIA

TP.HCM mong muốn hợp tác với Tập đoàn NVIDIA để phát triển công nghệ Al ứng dụng vào nhiều lĩnh vực tại Thành phố.

Xu hướng quần lửng trẻ trung, tôn dáng

Xu hướng quần lửng trẻ trung, tôn dáng

Chị em nên bổ sung quần lửng cho tủ đồ để phong cách mùa hè thêm mới mẻ.

Đặc sắc Lễ hội Ẩm thực ba miền tại Thảo cầm viên Sài Gòn

Đặc sắc Lễ hội Ẩm thực ba miền tại Thảo cầm viên Sài Gòn

Lễ hội Ẩm thực ba miền tại Thảo cầm viên Sài Gòn, Quận 1, TP.HCM đang thu hút nhiều người dân, du khách đến vui chơi và thưởng thức. Đây là lần đầu tiên Thảo cầm viên Sài Gòn tổ chức lễ hội ẩm thực để thu hút thêm nhiều du khách đến đây vui chơi vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Người dân TP.HCM thong thả vui chơi, tận hưởng ngày đầu nghỉ lễ 30/4

Người dân TP.HCM thong thả vui chơi, tận hưởng ngày đầu nghỉ lễ 30/4

Đường phố, điểm tham quan, vui chơi tại TP.HCM không quá đông đúc trong ngày 27/4. Nhờ vậy, người dân có thể tận hưởng không khí và thong thả trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Lần đầu tiên, ngành đường sắt đưa tàu có thiết kế "chống say xe" phục vụ hành khách

Lần đầu tiên, ngành đường sắt đưa tàu có thiết kế "chống say xe" phục vụ hành khách

Ngành đường sắt lần đầu tiên đưa loại ghế có thể xoay 180 độ vào khai thác phục vụ hành khách trên tàu SE21/22. Vì vậy, hành khách có thể thoải mái tự điều chỉnh hướng ngồi cho phù hợp, không còn phải lo bị say xe do ngồi ngược chiều khi tàu chạy.