Cơn suy thoái của công việc cổ cồn trắng Nỗi lo suy thoái lắng dịu khi các tập đoàn đa quốc gia kinh doanh tốt hơn kỳ vọng
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy tình hình sản xuất công nghiệp vẫn đang ở tình trạng suy giảm khi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong năm tháng đầu năm 2023 giảm 2 điểm so với cùng kỳ 2022. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo – đóng góp khoảng một phần tư vào GDP – đang chứng kiến xu hướng sụt giảm khá mạnh (tháng 5 giảm 0,5 điểm so với cùng kỳ 2022 và năm tháng đầu năm 2023 giảm 2,5 điểm so với cùng kỳ 2022).
Với hoạt động xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm tháng đầu năm 2023 ước đạt 136,17 tỉ đô la Mỹ, giảm 11,6% so với cùng kỳ 2022. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 126,37 tỉ đô la Mỹ, giảm 17,9% so với cùng kỳ 2022.
Nếu như chỉ số quản trị thu mua (PMI) giảm cho thấy sự bi quan của doanh nghiệp về tình hình đơn hàng trong những tháng sắp tới thì chỉ số sử dụng lao động giảm cho thấy những hành động thực tế của doanh nghiệp để chuẩn bị cho “mùa đông” dài hơi hơn.
Mặc dù trên danh nghĩa số liệu này phản ánh giá trị xuất siêu gần 10 tỉ đô la Mỹ trong năm tháng đầu năm 2023, tuy nhiên việc kim ngạch nhập khẩu – với tỷ trọng hơn 90% là nhập khẩu nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh – giảm mạnh là tín hiệu khá tiêu cực cho thấy nhu cầu tồn kho nguyên, vật liệu và sản xuất hàng hóa đang thu hẹp.
Nếu như tình hình sản xuất hiện tại đang khó khăn thì diễn biến nửa cuối năm 2023 dự báo sẽ không khả quan hơn khi nhìn vào chỉ số PMI và chỉ số sử dụng lao động công nghiệp.
Cụ thể, PMI tháng 5 chỉ ở mức 45,3 và ghi nhận sự giảm sút của tháng thứ 3 liên tiếp. Bên cạnh đó, số liệu thị trường lao động khu công nghiệp cũng cho thấy sự giảm sút về nhu cầu lao động – vốn được dẫn dắt bởi triển vọng có thêm đơn hàng trong tương lai gần. Trong tháng 5, chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tăng nhẹ 0,8% nhưng giảm 4,8% so với cùng kỳ 2022. Trong đó, các đầu tàu kinh tế và sản xuất công nghiệp đều ghi nhận sự giảm mạnh so với cùng kỳ như Hà Nội (giảm 4,1%), Bắc Ninh (giảm 12,1%), TPHCM (giảm 3,9%), Bình Dương (giảm 10,3%), Đồng Nai (giảm 13,2%)…
Nếu như PMI giảm cho thấy sự bi quan của doanh nghiệp về tình hình đơn hàng trong những tháng sắp tới thì chỉ số sử dụng lao động giảm cho thấy những hành động thực tế của doanh nghiệp để chuẩn bị cho “mùa đông” dài hơi hơn. Việc tạm dừng mở rộng hoặc cắt giảm số lượng công nhân ở thời điểm này cho thấy doanh nghiệp đang chuẩn bị phương án cho kịch bản số lượng đơn hàng mới sẽ tiếp tục suy giảm cho đến cuối năm 2023, thậm chí có thể sang tới nửa đầu năm 2024.
Ở thời điểm đầu năm 2023, bản thân các doanh nghiệp đã chuẩn bị kịch bản cho một sự suy thoái nhẹ và mọi việc sẽ dần ổn định trong nửa cuối năm 2023. Tuy nhiên, với diễn biến kinh tế thế giới vẫn xấu ở các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, EU hay Trung Quốc thì hoạt động sản xuất công nghiệp của Việt Nam trong nửa cuối năm 2023 sẽ khó có sự khởi sắc trở lại.
Trong nửa đầu năm 2023, mặc dù diễn biến kinh tế vẫn tiếp tục diễn biến xấu nhưng các doanh nghiệp ngành sản xuất cũng đã có sự chuẩn bị. Sau khi hoạt động sản xuất công nghiệp dần khó khăn trong những tháng cuối năm 2022, nhìn chung các doanh nghiệp đã có những điều chỉnh cho kế hoạch sản xuất kinh doanh ngay từ đầu năm 2023.
PMI của các thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc và EU đều ở mức dưới 50 trong những tháng gần đây. Nhu cầu sản xuất và tiêu dùng yếu, đồng nghĩa với nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ Việt Nam trong nửa cuối năm nay sẽ khó có sự bứt tốc…
Bên cạnh việc cắt giảm lao động, ngay từ đầu năm 2023, các doanh nghiệp cũng đã chủ động cắt giảm sản lượng, giảm tồn kho, tối ưu hóa lại chi phí vận hành và tăng lượng tiền mặt để chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất. Một số doanh nghiệp ở TPHCM cho biết, mặc dù tình hình kinh tế đã diễn biến xấu, nhưng nhờ chính sách thắt lưng buộc bụng về tuyển dụng, cắt giảm những khoản chi phí vận hành không cần thiết thì hoạt động sản xuất kinh doanh đến thời điểm hiện tại của doanh nghiệp vẫn duy trì ổn định.
Tuy nhiên, kinh tế thế giới trong quí 2-2023 đã không tốt như kỳ vọng. Cụ thể, PMI của các thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc và EU đều ở mức dưới 50 trong những tháng gần đây. Nhu cầu sản xuất và tiêu dùng yếu, đồng nghĩa với nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ Việt Nam trong nửa cuối năm sẽ khó có sự bứt tốc, kéo theo đó là hoạt động sản xuất công nghiệp trong nước sẽ tiếp tục đình trệ trong phần còn lại của năm 2023.
Mặc dù còn nửa tháng nữa mới hết quí 2 cũng như kết thúc nửa đầu năm 2023, nhưng với những dấu hiệu hiện tại, các doanh nghiệp sản xuất sẽ cần chuẩn bị kế hoạch cho một kịch bản suy thoái dài hơi hơn.
Cục Hàng không yêu cầu triển khai các giải pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết. Đồng thời, người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm nếu để ra vi phạm.
Chủ Nhật ngày 22/12/2024, tuyến Metro số 1 tại TP.HCM vận hành thương mại chính thức. UBND thành phố đã đề nghị các Sở, ban, ngành và địa phương có liên quan tập trung thực hiện những công đoạn cuối cùng để chuẩn bị tốt cho công tác vận hành, khai thác tuyến Metro số 1.
Hàng loạt sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu và OCOP được nông dân, doanh nghiệp mang đến Phiên chợ nông sản 2024 tại TP.HCM để giới thiệu với người tiêu dùng, tăng cường xúc tiến thương mại dịp Tết.
Đối tác công tư (PPP) là phương thức được đề xuất cho dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Nha Trang (Khánh Hòa) - Liên Khương (Lâm Đồng).
Trong lễ hội Hoa - Kiểng Chợ Lách diễn ra từ ngày 8 đến 12/1/2025 ngay trước Tết Nguyên đán, huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) sẽ xác lập kỷ lục tuyến đường hoa kiểng do cộng đồng tạo tác dài nhất Việt Nam với chiều dài 15 km.
Không phải là trench coat hay áo dệt kim, áo khoác lông cừu mới chính là món đồ được yêu thích trong mùa lạnh năm 2024.