Thắt chặt tín dụng đã ảnh hưởng đến thị trường khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản phải nghĩ ra đủ cách để có tiền nhằm tồn tại qua giai đoạn khó khăn. Theo các chuyên gia, hiện nay, các doanh nghiệp địa ốc đều đã làm đủ mọi cách để "thắt lưng buộc bụng" như cơ cấu lại sản phẩm, dịch vụ, cắt giảm nhân sự… Mục đích cầm cự chờ qua thời điểm khó khăn, doanh nghiệp có thể vực dậy.
Ông Huỳnh Phước Nghĩa - chuyên gia tư vấn cấp cao GIBC, đánh giá có đến 80% doanh nghiệp tiết lộ họ chọn đầu tư kinh doanh thận trọng và cắt giảm trong năm 2023. Phản ứng này được xem là phù hợp với tình hình thực tế, khi quá trình sàng lọc thị trường địa ốc trở nên bức thiết trong ngắn và trung hạn.
Các khó khăn chung của doanh nghiệp địa ốc hiện nay gồm mất thanh khoản, thiếu vốn, tắc pháp lý, nợ lớn, chịu lãi vay cao. Vị chuyên gia cho rằng năm 2023 là thời điểm quyết định để các doanh nghiệp tìm ra biện pháp điều trị nhằm chữa dứt các triệu chứng bệnh tật đã trở nặng thời gian qua.
Tuy nhiên, quá trình điều trị này diễn ra đầy khó khăn khi các nguồn lực đều yếu, dẫn đến đa số các doanh nghiệp có xu hướng thắt lưng buộc bụng, tiết kiệm chi phí, giảm tốc đầu tư, giãn tiến độ dự án, hạ phân khúc sản phẩm để vượt bão.
Sức khỏe của các chủ đầu tư địa ốc bao gồm cả quy mô lớn lẫn quy mô vừa và nhỏ, đều sẽ trở thành tâm điểm chú ý trong năm 2023 khi nhất cử nhất động của các doanh nghiệp đều có thể ảnh hưởng đến tâm lý thị trường. Chẳng hạn, chỉ cần một doanh nghiệp địa ốc xuất hiện dấu hiệu kinh doanh sa sút hoặc mất thanh khoản cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến toàn thị trường do hiệu ứng tâm lý lây lan.
Vì vậy, theo ông Nghĩa, chiến lược thắt lưng buộc bụng của các doanh nghiệp trong năm 2023 có mặt tích cực là chặn đứng chu kỳ đầu tư kinh doanh bùng nổ một cách dễ dãi, mở ra chu kỳ đầu tư kinh doanh thận trọng nhưng hướng đến sự phát triển bền vững hơn.
Chủ tịch HĐQT một công ty bất động sản có trụ sở tại (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết trong trong năm 2023, doanh nghiệp đẩy mạnh cắt giảm chi tiêu, thu hẹp nhân sự, tái cấu trúc sản phẩm và tăng trích lập quỹ dự phòng rủi ro. Vị này cho hay, từ việc chỉ phát triển dòng sản phẩm có giá trung bình trên dưới 3 tỷ đồng trong nửa thập kỷ trước. Thời gian tới, công ty hạ phân khúc sản phẩm xuống, tập trung phát triển loại nhà ở có giá trên dưới 1,5 tỷ đồng tại khu Đông thành phố.
Doanh nghiệp bất động sản nên đa dạng nguồn vốn, cơ cấu bộ máy
Các chuyên gia cho biết, ngoài việc cố gắng thắt chặt chi phí thì việc tái cơ cấu, đa dạng nguồn vốn và triển khai chính sách thanh toán hợp lí để kích cầu là những giải pháp cấp thiết cho doanh nghiệp.
Ghi nhận thực tế, nhiều công ty bất động sản đã quyết định dời lịch mở bán dự án sang quý 2/2023 để chờ tín hiệu tốt hơn. Cùng với đó, công ty cũng chủ động thực hiện chiến lược tái cơ cấu danh mục đầu tư nhắm đến phát triển bất động sản đáp ứng nhu cầu thật thuộc phân khúc vừa túi tiền. Đồng thời, liên tục rà soát và bán bớt một số dự án không phù hợp để linh hoạt dòng tiền.
Đơn cử, thị trường ghi nhận thông tin Đất Xanh dời lịch dự án Gem Riverside, Nam Long dời lịch các dự án Izumi City, Nam Long Cần Thơ và Paragon Đại Phước sang năm 2023. Vạn Phúc Group cũng dời kế hoạch mở bán dự án căn hộ cao cấp nằm trong Khu đô thị Vạn Phúc (TP.Thủ Đức) sang năm 2023 và kỳ vọng diễn biến thị trường sẽ tích cực hơn.
Đồng thời, các doanh nghiệp bất động sản xác định thời gian tới vẫn không dễ tiếp cận với dòng vốn tín dụng từ ngân hàng. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp cũng tìm đến các kênh vốn khác.
Trong khi đó, một số doanh nghiệp lại đưa ra nhiều chính sách thanh toán nhắm đến nhóm khách hàng có tiền mặt trong tay, chủ yếu ưu tiên thanh toán nhanh với chiết khấu cao và nhiều ưu đãi. Bên cạnh đó, các nhà phát triển dự án cũng áp dụng các chính sách thanh toán linh hoạt cùng với các mức chiết khấu cao để giữ vững doanh số.
Trong chỉ thị của Thủ tướng Phạm Minh Chính sau Tết Quý Mão mới đây, Ngân hàng Nhà nước được giao có biện pháp tháo gỡ khó khăn về tín dụng bất động sản với doanh nghiệp và người mua. Thủ tướng cũng lưu ý thúc đẩy phát triển các dự án bất động sản; cơ cấu lại thị trường bất động sản, xử lý nợ xấu, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản; phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
"Giai đoạn khó khăn của thị trường bất động sản nước ta được dự báo sẽ còn tồn tại trong ít nhất 1 - 2 năm nữa và chắc chắn sẽ còn rất nhiều việc phải làm nếu muốn tháo gỡ vướng mắc, phục hồi thị trường. Tuy vậy, cũng có thể xem đây là cơ hội để làm sạch, làm mới thị trường theo hướng minh bạch và bền vững hơn", chuyên gia Trần Khánh Quang nhận định.
Hai đai gia trên thi trường chứng khoán là FPTS và Pinetree bị phạt do vi phạm về công bố thông tin và nhân sự và cấp giao dịch ký quỹ với mã chứng khoán không được phép, lần lượt số tiền là 177,5 triệu và 190 triệu đồng.
Hôm nay 15/10, các nhà mạng sẽ ngừng cung cấp dịch vụ 2 chiều (bao gồm nghe và gọi) đối với các thuê bao còn sử dụng mạng 2G Only. Theo đó, hơn 770 nghìn thuê bao sẽ bị khóa.
UBND TP.HCM đề xuất giữ được lại toàn bộ số thu ngân sách vượt dự toán đối với phần thu chia sẻ giữa Trung ương và địa phương giai đoạn 2026-2030 để làm đường sắt đô thị.
Tỉnh Bình Dương phải phấn đấu đạt vị thế thủ phủ công nghiệp hàng đầu Việt Nam, sớm trở thành đô thị loại I, thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030. Bình Dương phải thực hiện 3 tiên phong.
Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CREC) vừa bày tỏ nguyện vọng tham gia những dự án đường sắt quan trọng tại Việt Nam, bao gồm cung cấp các dịch vụ và tư vấn.
Ngành đường sắt cho biết đã bán thành công hơn 62.000 vé tàu Tết sau 2 tuần mở bán. Hiện tại, vé tàu trước va sau Tết vẫn còn dồi dào.