Sau 15 năm hoạt động, mới đây, Tân cảng Long Bình chính thức có thêm chức năng cản cạng. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới của chuỗi logistics khu vực Đồng Nai cũng như các tỉnh Đông Nam bộ.
Cùng với các dự án khác như sân bay Long Thành, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và dự án quy hoạch phát triển logistics của tỉnh Đồng Nai, cảng cạn Tân cảng Long Bình được kỳ vọng giúp doanh nghiệp có thêm lựa chọn dịch vụ logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Bà Phan Thị Thu Hà - Tổng Giám đốc Hãng tàu ACL Việt Nam chia sẻ, Việt Nam là một trong những thị trường xuất nhập khẩu lớn trong các nước Đông Nam Á.
Đặc biệt, Việt Nam hiện là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, thủy sản, cà phê, tiêu. Những mặt hàng này sẽ giúp Việt Nam giữ vững vị trí xuất siêu dù thị trường thế giới sẽ có những điều chỉnh trong ngắn hạn.
Nhu cầu về xuất khẩu hàng hóa thông qua các cụm cảng Cái Mép hay Tân Cảng Sài Gòn sẽ tăng trưởng tốt trong thời gian tới.
Tuy nhiên, Tân Cảng Sài Gòn vốn đang tiệm cận về giới hạn năng lực tiếp nhận. "Việc đầu tư, mở rộng các cảng biển khác tại các tỉnh cửa ngõ như Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu… là điều cần thiết", bà Hà nhận định.
Theo bà Hà, Đồng Nai, Bình Dương… là các tỉnh đang có nhiều sản phẩm nông sản chất lượng cao, cơ hội xuất khẩu nông sản còn nhiều. Do đó, việc có thêm một cảng cạn giúp việc vận chuyển hàng hóa đến các địa phương khác cũng như xuất khẩu ra nước ngoài thuận lợi hơn. Thời gian được rút ngắn, chi phí được tiết giảm sẽ giúp tăng tính cạnh tranh cho nông sản hơn nữa.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cảng cạn khoảng 4,2 triệu TEU/năm. Ông Quách Hoàng Minh Nhật - Phó phòng khai thác hãng tàu Cosco Việt Nam cho rằng, cảng cạn là cánh tay nối dài của các cảng biển, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khá nhiều chi phí, thời gian vận chuyển, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Cosco đang có nhu cầu mở rộng và phát triển thị trường Việt Nam. Việc có thêm một cảng cạn, kết nối được với đường bộ, đường hàng không trong tương lai giúp hãng tàu này nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ khách hàng tốt hơn.
Hiện Cosco là đơn vị mở CODE sớm nhất tại cảng cạn Tân cảng Long Bình. Hãng tàu này cũng đã có các dịch vụ cung cấp container rỗng tại cảng cạn Tân cảng Long Bình.
"Sắp tới, Cosco sẽ đưa hàng nhập khẩu về thẳng nơi đây, thay vì phải đi đường vòng về TP.HCM hay Bà Rịa – Vũng Tàu", ông Nhật chia sẻ.
Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiềm năng phát triển dịch vụ logistics và xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Đồng Nai và các tỉnh trong khu vực là rất lớn.
Bà Phùng Thị Bích Hường - Cục trưởng Cục Hải quan Đồng Nai nhận định, việc Tân Cảng Long Bình có thêm chức năng cảng cạn sẽ thúc đẩy hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh Đồng Nai phát triển. Từ đó, cảng cạn tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn cũng như khu vực lân cận.
"Với vai trò của một cảng cạn, Tân Cảng Long Bình sẽ giúp tăng năng lực thông quan, năng lực tiếp nhận và giải phóng hàng hoá; nhất là hỗ trợ cho các hoạt động phân phối trong chuỗi cung ứng của khách hàng", bà Hường cho biết.
Sắp tới, cảng cạn cũng sẽ mở rộng hơn các dịch vụ như kho hàng và trung tâm phân phối, dịch vụ xếp dỡ và quản lý hàng hoá trong kho, ngoài bãi; dịch vụ vận chuyển và thủ tục hải quan nguyên container và hàng lẻ.
Cùng với đó, cảng cạn có hệ thống kho hàng tổng hợp và kho hàng phân phối với diện tích lớn, tiêu chuẩn cao, trang thiết bị hiện đại, phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Đại tá Trần Triệu Phú – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần ICD Tân Cảng Long Bình cũng thông tin, nơi đây hiện là điểm đến của hơn 300 hãng tàu và các khách hàng trong và ngoài nước.
Mục tiêu hướng đến của Cảng cạn Tân cảng Long Bình sẽ là cảng cạn xanh, cung cấp giải pháp logistics xanh và tối ưu cho khách hàng, với tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 10-20%.
Lãnh đạo Cục thuế TP.HCM cho biết đơn vị đã hoàn thành việc giải quyết nghĩa vụ tài chính cho 15.800 hồ sơ thuế từ ngày 1/8.
Thông tin bầu Thụy lên kế hoạch xây dựng học viện bóng đá tiêu chuẩn cao nhất châu Á với diện tích 90 ha tại tỉnh Ninh Bình không có gì lạ. Đây là một bước tiến mang tính lô-gíc nếu xét theo các động thái đầy tham vọng của doanh nhân này.
Nhiều cơ hội hấp dẫn hơn đang vẫy gọi các nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam trong năm 2025, nổi bật là chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và các lĩnh vực liên quan đến phát triển xanh, theo tập đoàn đầu tư VinaCapital.
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 9, cả nước có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể. Trong đó, doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 4.233 và chờ giải thể lên đến 7.410 doanh nghiệp.
Dù siêu bão Yagi (bão số 3) tàn phá nhiều vùng ở miền Bắc trong tháng 9 làm ảnh hưởng đến nhiều người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng UOB của Singapore đã nâng triển vọng tăng trưởng GDP cả năm 2024 của Việt Nam.
Thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp miền Nam được dự báo sẽ tăng trưởng trong năm 2025 với tốc độ cao hơn năm 2024, là năm chứng kiến nhiều bất ổn kinh tế toàn cầu và thay đổi về chính sách ở nhiều quốc gia.