Việt Nam đang là thị trường lớn nhất của DFC ở Đông Nam Á. Tổ chức tài chính DFC đang chú trọng năng lượng, nông nghiệp, y tế và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam.
Đây là khẳng định của ông Scott Nathan, CEO của DFC, tại TP.HCM mới đây. Ông cho biết việc ông trở lại Việt Nam trong vòng chỉ 2 tháng (sau khi tháp tùng chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden ngày 10-11/9 vừa qua) nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường Việt Nam đối với DFC và Chính phủ Mỹ.
Ông Nathan nói DFC đã đầu tư 737 triệu USD vào Việt Nam, là mức vốn đầu tư lớn nhất của DFC tại Đông Nam Á.
Trong khuôn khổ hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu COP28 tại Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, DFC ký ý định thư (LOI) với VinFast về việc muốn tài trợ 500 triệu USD cho VinFast ngày 3/12. Theo đó, khoản vay này sẽ được DFC cung cấp tùy theo kết quả đánh giá các dự án thiết lập cơ sở nghiên cứu, phát triển, sản xuất pin lithium-ion của VinFast tại Việt Nam.
Đây cũng là dự án đầu tiên trong chuỗi dự án phát triển giao thông bền vững mà DFC và VinFast đang phối hợp triển khai.
DFC ra đời từ sự hợp nhất của Tập đoàn đầu tư nước ngoài (OPIC) và Ủy ban Tín dụng Phát triển thuộc Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID). Chính vì vậy, ngoài tổng ngân sách đầu tư lên đến 60 tỷ USD, DFC còn sở hữu các công cụ tài chính tổng hợp từ 2 tổ chức ban đầu.
Do đó, DFC không những có khả năng cho vay tài chính đối với các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển mà còn tài trợ các giải pháp tài chính. Trực thuộc chính phủ Mỹ, DFC cũng phải phục vụ chính sách đối ngoại của Mỹ.
DFC đang tăng cường đầu tư tại Việt Nam vì 2 nước công bố mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện dịp Tổng thống Biden sang công tác trong tháng 9, theo lời ông Nathan, CEO của DFC.
Về cơ bản, DFC quan tâm đến các khu vực đang phát triển trên toàn thế giới như châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. Các lĩnh vực đầu tư của DFC khá đa dạng, từ công nghệ đến cơ sở hạ tầng, năng lượng, y tế đến tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nông nghiệp và giáo dục cũng là hướng đầu tư trọng điểm của DFC.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.