Dịch Covid-19 được kiểm soát, nhu cầu khám phá, trải nghiệm, nghỉ dưỡng đang tăng cao khiến ngành du lịch Việt Nam kỳ vọng hè sẽ là giai đoạn ngành thực sự bùng nổ.
Trao đổi tại Hội thảo "Du lịch Việt Nam - Cơ hội và thách thức hè 2022" tổ chức ngày 14/5 tại TP.HCM, ông Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết đến nay có thể khẳng định, du lịch Thanh Hóa đã khởi động thành công và đang trên đà bứt phá.
Chỉ tính riêng kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 4 ngày vừa qua, Thanh Hóa đã đón gần 900.000 lượt khách, cao nhất cả nước; trong đó, khách lưu trú đạt khoảng 577.400 lượt khách, tăng 86%; tổng thu du lịch khoảng 1.960 tỷ đồng tăng 123,2% so với năm 2021.
Theo ông Phương, Thanh Hóa có điều kiện tự nhiên mà thiên nhiên ưu đãi và thành công trong huy động hiệu quả các nguồn lực đầu tư. Tỉnh có vị trí thuận lợi kết nối với thị trường khách du lịch lớn nhất miền Bắc là Đồng bằng Sông Hồng với những kỳ nghỉ 4 ngày 3 đêm hoặc 3 ngày 2 đêm, rất phù hợp để du khách lựa chọn di chuyển bằng phương tiện cá nhân.
Các sản phẩm du lịch của tỉnh hiện có 3 dòng sản phẩm nổi trội, đặc trưng và thu hút. Thứ nhất là sản phẩm du lịch biển với các bãi tắm nổi tiếng tại Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa, Nghi Sơn đã khẳng định được thương hiệu. Thứ hai, sản phẩm du lịch văn hóa, di sản, tâm linh ở vùng đất "địa linh nhân kiệt" đang được chú trọng phát huy giá trị. Thứ ba, sản phẩm du lịch sinh thái, cộng đồng với ấn tượng Pù Luông, Pù Hu đang là thế mạnh của du lịch Thanh Hóa.
Cũng trong đợt nghỉ lễ dài ngày 30/4, doanh thu ngành du lịch TP.HCM ước đạt 1.610 tỷ đồng. Số lượng khách tham quan tại các điểm du lịch, khu vui chơi giải trí khoảng 420.000 lượt người. Khách lưu trú tại các cơ sở lưu trú ước khoảng 95.000 lượt khách, công suất phòng ước đạt 65-70%. Lượng khách du lịch nội địa đến TP.HCM dịp lễ 30/4 gần 187.000 lượt người, khách quốc tế khoảng 13.200 lượt.
Ông Nguyễn Quý Phương - Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng Cục Du lịch) cho biết trong hai đợt nghỉ lễ mùng 10/3 Âm lịch và 30/4 vừa qua đã cho thấy sự khôi phục trở lại của ngành du lịch với khoảng 5 triệu lượt khách du lịch nội địa, 2 triệu khách nghỉ dưỡng tại các cơ sở du lịch và các doanh thu khoảng 22.000 tỷ đồng.
"Chỉ 1 tháng mở cửa từ 15/3 - 15/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 41.000 lượt. Khách du lịch quốc tế đang rất quan tâm Việt Nam", ông Phương nói và nhấn mạnh đây là tín hiệu khả quan cho ngành du lịch trong năm 2022 khi tình hình dịch bệnh đang được kiểm soát tốt. Ngành du lịch từng bước phục hồi và dự báo tăng trưởng trong thời gian tới.
Các doanh nghiệp du lịch lữ hành, điểm đến, các hãng hàng không trong nước đều cho biết đã sẵn sàng cho giai đoạn cao điểm của ngành du lịch.
Bà Nguyễn Thu Phương - Phó Tổng Giám đốc Vinpearl, cho biết doanh nghiệp đã nhanh chóng xây dựng, làm mới nhiều sản phẩm - dịch vụ, chuẩn bị đón khách quy mô lớn để giới thiệu đến du khách hàng loạt trải nghiệm đẳng cấp, hấp dẫn, phát huy tối đa sức mạnh dịch vụ của hệ thống.
Các sản phẩm du lịch mới của Vinpearl như tàu ngầm du lịch trong suốt đầu tiên trên thế giới tại Vinpearl Nha Trang, công viên nước trên bãi biển đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cũng ở Vinpearl Nha Trang và một loạt sản phẩm du lịch mới tại Vinpearl Nam Hội An và VinWonders Phú Quốc.
Theo bà Phương, mục tiêu của doanh nghiệp là xác định chiến lược hành động tập trung các mục tiêu xây dựng điểm đến quốc tế, phát triển sản phẩm mới đẳng cấp và đa dạng.
Đại diện Vietjet cho biết bên cạnh việc chuẩn bị kỹ càng các nguồn lực như tăng cường đội tàu bay mới, tiện nghi, đưa ra các sản phẩm mới cho khách hàng khi các chuyến đi trở lại thì hãng cũng lên kế hoạch tăng thêm các chuyến bay phục vụ mùa du lịch cao điểm hè.
Các chuyến bay được Vietjet tập trung là kết nối các điểm đến du lịch hấp dẫn trong, ngoài nước như TP.HCM, Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cần Thơ… hay các quốc gia trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ…
Ngay trong mùa hè này, các đường bay mới kết nối Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Phú Quốc với các điểm đến mới như Nagoya, Fukuoka, Mumbai - Ấn Độ của Vietjet sẽ cất cánh bên cạnh các đường bay được khôi phục.
Ông Lê Trương Hiền Hòa - Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho biết khi làm việc với các đối tác tại châu Âu, các đối tác này nhấn mạnh du lịch trong nước vẫn là xu hướng du lịch toàn cầu. Họ đánh giá cao về liên kết vùng để mang đến nhiều sản phẩm du lịch phục vụ du khách. Hiện liên kết vùng đang là một trong những nội dung quan trọng của ngành du lịch TP.HCM trong giai đoạn phục hồi cũng như tăng trưởng trong tương lai.
TP.HCM và Hà Nội đang thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD). Nếu lấy tiêu chí 10 triệu dân làm chuẩn cho một siêu đô thị, TP.HCM sẽ trở thành siêu đô thị đầu tiên của cả nước
UBND TP.HCM cho biết từ tháng 5/2023 đến nay, thành phố đã tháo gỡ vướng mắc hoàn toàn cho 8 dự án bất động sản trên địa bàn.
Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ
Trong 4 năm qua, TP.HCM chỉ mới đã hoàn thành 6 dự án nhà ở xã hội. Hiện tại, thành phố đang tìm giải pháp để gỡ pháp lý cho gần 30 dự án, tăng nguồn cung nhà ở.
Chính phủ Thụy Sĩ và Ngân hàng Thế giới vừa ký một thỏa thuận về thúc đẩy tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu tại các đô thị lớn của Việt Nam.
Sau ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 5/11/2024, chưa rõ tương lai của Intel sẽ vẫn là tập đoàn bán dẫn đứng độc lập hay có thể sáp nhập với 1 tập đoàn công nghệ bán dẫn khác ở Mỹ.