Trong suốt thời gian triển khai, UBND quận 1 thường xuyên rà soát, cập nhật tình hình thực tế tại các địa phương, đặc biệt là trên 11 tuyến thí điểm, theo báo cáo của quận gửi lên UBND TP.HCM.
Thông qua việc tổ chức triển khai, thí điểm 11 tuyến đường đủ điều kiện tổ chức làm điểm kinh doanh, mua, bán hàng hóa, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận 1 được UBND 10 phường cùng các lực lượng đoàn viên, thanh niên, các đoàn thể tuyên truyền, hướng dẫn, cung cấp thông tin liên quan, từ đó người dân nghiêm túc thực hiện đúng phương án bố trí hè phố quận ban hành.
Bên cạnh việc đảm bảo trật tự và mỹ quan đô thị, số liệu đăng ký và đóng phí sử dụng tạm thời một phần hè phố vào ngân sách Nhà nước được ghi nhận đến chiều 28/6 là hơn 1 tỷ đồng.
Cụ thể, tổng số trường hợp đăng ký sử dụng tạm thời một phần hè phố là 290; tổng số trường hợp đã đóng phí sử dụng tạm thời một phần hè phố là 136 với tổng số tiền đóng phí sử dụng tạm thời một phần hè phố đã thu thực tế là hơn 538 triệu đồng.
Từ những số liệu thu được, UBND quận 1 có cơ sở phục vụ việc phân tích các nhu cầu của người dân, của xã hội và nhận thấy người dân ủng hộ việc đóng phí, mức phí theo quy định cũng như đồng thuận việc đăng ký sử dụng tạm một phần hè phố do nhu cầu sử dụng dịch vụ tại hè phố của khách du lịch trong và ngoài nước rất cao và thiết thực.
Ngoài ra, nhằm đảm bảo mục tiêu trật tự an toàn xã hội và mỹ quan đô thị của trung tâm thành phố, UBND quận 1 sẽ tiếp tục chỉ đạo Đội quản lý trật tự đô thị cùng 10 phường thường xuyên tuần tra, tuyên truyền, sắp xếp lại các vị trí phù hợp với phương án bố trí hè phố đã được thông qua cũng như xử phạt các trường hợp vi phạm trật tự lòng, lề đường theo quy định tập trung tại 11 tuyến đường thí điểm nói trên.
Hiện, trên địa bàn quận 1 có 133 tuyến đường, trong đó có 52 tuyến hè phố đủ điều kiện tổ chức làm điểm kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa. Theo Nghị quyết số 15/2023/NQ-HĐND, quận 1 thuộc khu vực 1 với mức phí cho các hoạt động trên một số tuyến đường trung tâm là 100.000 đồng/m²/tháng và các tuyến còn lại là 50.000 đồng/m²/tháng.
Sau khi lấy ý kiến Sở GTVT TP.HCM và các đơn vị, UBND quận 1 đã triển khai thí điểm 11 tuyến đường đủ điều kiện tổ chức làm điểm kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa trên địa bàn, đồng thời ra mắt phần mềm "Tra cứu và đăng ký sử dụng tạm thời một phần hè phố quận 1" vào ngày 9/5 vừa qua.
Tuyến đường trung tâm với mức phí 100.000 đồng/m²/tháng gồm đường Mạc Đĩnh Chi (phường Đa Kao); đường Hải Triều và đường Chu Mạnh Trinh (phường Bến Nghé); đường Lê Thánh Tôn, Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh (phường Bến Thành), đường Hàm Nghi (phường Nguyễn Thái Bình); đường Trần Hưng Đạo (phường Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Cư Trinh, Cầu Ông Lãnh, Cầu Kho).
Tuyến đường ngoài trung tâm với mức phí 50.000 đồng/m²/tháng là đường Hoàng Sa (phường Tân Định); đường Cô Bắc (phường Cầu Ông Lãnh) và đường Võ Văn Kiệt (phường Cô Giang).
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.