Chủ nhật, 05/05/2024

Giao dịch bất động sản tại TP.HCM và vùng tiệm cận thấp kỉ lục trong nhiều năm qua

17/06/2023 7:00 PM (GMT+7)

Thời gian qua, lượng giao dịch, mua bán hầu hết các phân khúc bất động sản đều sụt giảm trầm trọng. Nhiều doanh nghiệp, chủ đầu tư phải ra sức chiết khấu, tìm mọi cách huy động dòng tiền.

Từ cuối năm 2022, thị trường bất động sản TP.HCM và vùng lân cận đình trệ vì ảnh hưởng pháp lý và thắt chặt tín dụng. Nhiều chuyên gia dự báo thị trường sẽ dần khởi sắc trong năm 2023. Tuy nhiên, thực tế những gì diễn ra của thị trường trong thời gian qua cho thấy vẫn chưa có dấu hiệu khả quan cho thị trường.

Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản TP.HCM và các tỉnh lân cận đang bước vào giai đoạn cực kỳ thách thức vì các yếu tố pháp lý bế tắc, thắt chặt tín dụng... vẫn chưa được "cởi trói" hoàn toàn.

 Hệ luỵ, sức cầu chung của thị trường giảm mạnh, lượng giao dịch phát sinh khiêm tốn, xu hướng giảm kéo dài từ thời điểm giữa năm 2022 và chưa có dấu hiệu phục hồi. Một số phân khúc sụt giảm lượng giao dịch tới mức kỉ lục trong nhiều năm qua.

TP.HCM: Doanh nghiệp bất động sản ngày càng mạnh tay, giảm giá cả tỷ đồng nhưng vẫn khó tìm được khách - Ảnh 1.

Giao dịch, mua bán bất động sản TP.HCM và vùng lân cận giảm kỉ lục. Ảnh: Gia Linh

Báo cáo thị trường bất động sản TP.HCM và các tỉnh phụ cận trong quý 1/2023 của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), lượng giao dịch - mua bán đa số các phân khúc đều sụt giảm trầm trọng. Nhiều doanh nghiệp, chủ đầu tư phải ra sức chiết khấu, thậm chí giảm giá bán "siêu khủng" để cố gắng thu hút khách hàng.

Theo đó, tại phân khúc đất nền, sức cầu chung của thị trường giảm mạnh, lượng giao dịch phát sinh đặc biệt khiêm tốn, xu hướng giảm kéo dài từ thời điểm giữa năm 2022 và chưa có dấu hiệu phục hồi trong ngắn hạn.

Cụ thể, trong quý 1/2023, toàn thị trường ghi nhận có khoảng 16 dự án mở bán. Cung cấp ra thị trường khoảng 1.078 nền, giảm 41% so với cùng kỳ năm 2022.

Tỷ lệ tiêu thụ chung toàn thị trường đạt khoảng 17% với khoảng 186 nền được thị trường đón nhận, chỉ bằng 15% so với lượng tiêu thụ của cùng kỳ năm trước. Nguồn cung và lượng tiêu thụ mới quý 1 năm 2023 tập trung chủ yếu tại các tỉnh giáp ranh TP.HCM.

Mặt bằng giá thứ cấp giảm 10% - 23% so với thời điểm cuối năm 2022, mức giảm phổ biến 100 - 690 triệu/ nền. Đáng chú ý, có doanh nghiệp giảm đến 1 tỷ/nền để ra sức tìm khách nhưng vẫn khó khăn.

Ngoài đất nền ra, các phân khúc cũng ghi nhận tình hình kinh doanh không khả quan. Theo VARS, biệt thự liền kề nhà phố trong các tháng đầu năm 2023, thị trường TP.HCM và các tỉnh giáp ranh chỉ ghi nhận 3.635 căn mở bán đến từ 18 dự án.

Sức cầu thị trường phân khúc này giảm mạnh. Tỷ lệ tiêu thụ trên nguồn cung mới chỉ đạt 3% tương đương hơn 100 căn, bằng 25% so với so với cùng kỳ năm 2022. Đây là mức thấp nhất trong thập kỷ qua.

TP.HCM: Doanh nghiệp bất động sản ngày càng mạnh tay, giảm giá cả tỷ đồng nhưng vẫn khó tìm được khách - Ảnh 3.

Nhiều chủ đầu tư mạnh tay giảm giá, tìm khách. Ảnh: Gia Linh

Thanh khoản thị trường thứ cấp giảm mạnh, mặt bằng giá ghi nhận giảm 3% - 7% so với cuối năm 2022. Đáng chú ý, khu vực giáp ranh TP.HCM cá biệt có dự án ghi nhận mức giảm cao nhất lên đến 32%; Trong khi đó, phân khúc căn hộ thị trường TP.HCM và các tỉnh giáp ranh ghi nhận 8 dự án mở bán, cung cấp ra thị trường khoảng 4.070 căn trong quý 1/2023.

Mặt bằng giá bán sơ cấp vẫn neo ở mức cao trong khi giá và thanh khoản thứ cấp sụt giảm, giá bán thứ cấp ghi nhận giảm 1% - 6% so với cuối năm 2022. Cá biệt ở một số dự án hết thời gian ân hạn gốc/lãi vay, mức giảm ghi nhận lên đến 15% - 20% so với giá hợp đồng.

Giám đốc một tập đoàn bất động sản tại TP.HCM cho biết nhiều tháng qua, đơn vị chỉ bán thành công 3 nền đất dù đã cố gắng giảm giá bán. Chi phí thu vào không đáng kể so với các khoản lãi vay ngân hàng và chi phí duy trì hoạt động của công ty. 

Chưa bao giờ thị trường khó khăn như hiện nay. Nguyên nhân là do khách hàng khó khăn về tài chính là quan ngại nguy cơ rủi ro mà không dám xuống tiền.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Hé lộ kịch bản Việt Nam đón các công ty chip bán dẫn

Hé lộ kịch bản Việt Nam đón các công ty chip bán dẫn

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Đỗ Thành Trung hôm nay hé lộ kịch bản thu hút các "đại bàng" công nghệ của thế giới, đặc biệt là các tập đoàn chip bán dẫn.

Sản phẩm OCOP TP.HCM chuẩn bị vào khách sạn sang

Sản phẩm OCOP TP.HCM chuẩn bị vào khách sạn sang

Có thêm cơ hội mới cho các đặc sản Việt Nam vì Sở Công Thương và Sở Du lịch TP.HCM sẽ phối hợp đưa sản phẩm OCOP của địa phương vào các khách sạn 4 - 5 sao tại thành phố để quảng bá, giới thiệu với du khách trong và ngoài nước.

Quảng Trị: Khách hàng hưởng lợi nhờ đội ngũ tự doanh Vinhomes

Quảng Trị: Khách hàng hưởng lợi nhờ đội ngũ tự doanh Vinhomes

Ra mắt trong tháng 4/2024, đội ngũ kinh doanh tự doanh dự án Vincom Shophouse Royal Park (Quảng Trị) mang đến cho khách hàng nhiều lợi ích thiết thực trong việc tiếp cận thông tin, lựa chọn sản phẩm và giao dịch bất động sản, cùng hệ thống phân phối toàn quốc và kênh bán hàng trực tuyến.

Mưa xuất hiện ở trung tâm TP.HCM

Mưa xuất hiện ở trung tâm TP.HCM

Chiều nay, mưa đã xuất hiện ở một số quận trung tâm TP.HCM. Dù mưa nhỏ nhưng cũng góp phần "giải nhiệt" vào buổi chiều cuối tuần sau nhiều ngày nắng nóng gay gắt.

OCB bổ nhiệm nhân sự cấp cao trong Ban điều hành

OCB bổ nhiệm nhân sự cấp cao trong Ban điều hành

Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố thông tin liên quan đến việc bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc từ ngày 6/5/2024.

Nguyên nhân Bia Hà Nội báo lỗ

Nguyên nhân Bia Hà Nội báo lỗ

Thua lỗ ngay quý đầu năm 2024, Bia Hà Nội sẽ khó để hoàn thành mục tiêu lợi nhuận cả năm. Đây là lần đầu tiên Habeco báo lỗ theo quý tính từ quý 2/2020.