Thứ sáu, 22/11/2024

Giật mình chi phí logistics đang "thắt cổ" nông sản Việt

18/12/2021 6:30 PM (GMT+7)

Cùng với việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhằm kéo giảm chi phí logistics, TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL cần liên kết chặt chẽ hơn để tạo đầu ra cho nông sản…

Thảo luận tại diễn đàn "Liên kết phát triển TP.HCM và các tỉnh thành ĐBSCL" (Mekong Connect 2021), các doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế và lãnh đạo các tỉnh thành đều có chung nhận định: Nút thắt lớn nhất khiến liên kết vùng lâu nay còn yếu là do… thiếu liên kết, các địa phương vẫn "mạnh ai nấy làm".

Giật mình chi phí logistics đang "thắt cổ" nông sản Việt - Ảnh 1.

Khách hàng tìm hiểu về các sản phẩm đặc trưng của các vùng miền tại Mekong Connect 2021 - Ảnh: Quốc Hải

Hạ tầng giao thông cả đường bộ, đường thủy đều thiếu và yếu (!?)

Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Vina T&T, chuyên xuất khẩu trái cây, cho hay, vú sữa tại Mỹ bán giá 500.000 đồng/kg, nhưng nhà nông ở ĐBSCL chỉ bán ở vườn được 40.000 đồng/kg, phần chênh lệch đó đa số logistics và trung gian hưởng.

"Chính logistics yếu, lệ thuộc quá lớn vào nước ngoài làm giảm cơ hội bán được nhiều nông sản hơn ra nước ngoài của DN Việt", ông Tùng nhấn mạnh.

Dẫn chứng, ông Tùng cũng cho hay, hiện nhu cầu trái cây của Mỹ cần 1.000 tấn/tuần, nhưng các hãng hàng không quốc tế chỉ cho Việt Nam vận chuyển khoảng 10 tấn trái cây tươi mỗi tuần, trong khi với đường biển, các doanh nghiệp vận tải không muốn nhận vì rủi ro cao.

"Dù công ty chúng tôi có khả năng cung cấp 100% sang thị trường này, nhưng chỉ đưa hàng đi được 60%, phần còn lại phải trữ lạnh...", ông Tùng nói.

Giật mình chi phí logistics đang "thắt cổ" nông sản Việt - Ảnh 2.

TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL cần bắt tay kết nối chứ đừng bàn rồi để đó... - Ảnh: Quốc Hải

Bà Đỗ Thu Hường, Phó giám đốc Marketing Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, thông tin công ty đã đầu tư 6 cảng ở ĐBSCL để kết nối các tỉnh trong vùng xuất khẩu qua 2 cảng lớn là Cát Lái và Cái Mép - Thị Vải. Tuy nhiên, do chi phí logistics chiếm đến 25% giá thành nên giá xuất khẩu bị đội lên, rất khó cạnh tranh. Vì thế, DN này kiến nghị có chính sách nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, trước mắt là đường bộ.

"ĐBSCL là vựa lúa, thủy sản và trái cây xuất khẩu nhưng hạ tầng giao thông cả đường bộ và đường thủy của khu vực này chưa đáp ứng được nhu cầu cho phát triển kinh tế, thậm chí làm tăng chi phí của DN. Bởi đường bộ vừa thiếu vừa không đồng bộ giữa các địa phương, trong khi tàu lớn không thể di chuyển được bằng đường thủy", bà Hường dẫn chứng.

Vì vậy, DN mong chờ cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ hoàn thiện để cải thiện chi phí xuất nhập khẩu.

"Thời gian tới ĐBSCL rất cần những kho lạnh để dự trữ hàng hoá; hình thành trung tâm tích hợp sản xuất và logistics để sản xuất phân phối tại vùng, kể cả xuất khẩu" - ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, nhận định.

"Đặc biệt, nên thu hút đầu tư các công ty dịch vụ logistics, các hãng tàu… vào khu vực ĐBSCL để ngoài việc khai thác các trung tâm logistics có thể phát triển hệ thống kho, đặc biệt là kho lạnh. Làm được như vậy sẽ đem lại giá cạnh tranh cho DN xuất nhập khẩu khu vực này", bà Hằng gợi ý.

Với vai trò là cửa ngõ xuất khẩu cho các tỉnh ĐBSCL, TP.HCM cũng đang gấp rút đẩy mạnh phát triển logistics.

"Sở Công thương đang được UBND TP.HCM giao trách nhiệm tham mưu phát triển logistics tại TP. Ngày 16/12 vừa qua, chúng tôi cũng đã tiếp một tập đoàn lớn đầu tư cảng biển, cảng trung chuyển tại TP.HCM. Hy vọng mọi thứ sẽ suôn sẻ và phát huy lợi thế của vị trí trung tâm kinh tế của cả vùng, cả nước", ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công thương TP.HCM, chia sẻ.

Liên kết thật chứ đừng tái diễn "mạnh ai nấy làm"

Thực tế, vấn đề liên kết vùng TP.HCM và ĐBSCL đã nói hơn 15 năm rồi, nhưng đến nay vẫn chưa làm được. Theo chuyên gia kinh tế Phan Chánh Dưỡng, cần cụ thể vai trò các tỉnh ĐBSCL, TP.HCM cần làm gì? Năm sau tổng kết lại xem làm được bao nhiêu, chứ không nói chung chung nữa.

"Cứ làm đi để Trung ương thấy vai trò của vùng đất này với đất nước như thế nào để có giải pháp đầu tư cho tương xứng", ông Dưỡng nói.

TS Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc Trường chính sách công và quản lý Fulbright, cũng nhấn mạnh, quan trọng nhất vẫn là liên kết thị trường mà hạt nhân là các doanh nghiệp thay vì các lãnh đạo địa phương gặp nhau mỗi năm vài lần rồi lại quay về cách làm cũ. Trong đó, doanh nghiệp là trung tâm của liên kết với sự bổ trợ là hệ thống thông tin, hạ tầng, giao thông…

Giật mình chi phí logistics đang "thắt cổ" nông sản Việt - Ảnh 5.

Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT - Ảnh: Quốc Hải

Ở vai trò quản lý nhà nước, ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, đặt vấn đề, ĐBSCL không phát triển có phải chỉ do hạ tầng không?

"Tôi đã cố gắng tự thuyết phục tôi như vậy, nhưng có lẽ không phải. Tư duy liên kết, tư duy hợp tác mới là mấu chốt. Hạ tầng là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ. 13 tỉnh thành ĐBSCL là 13 mảnh ghép, chứ không phải một thể thống nhất nên luôn khó khăn vất vả", ông Hoan nói.

Vì vậy, ông Hoan kỳ vọng với trách nhiệm cao nhất, mỗi địa phương, Bộ, ngành Trung ương, doanh nghiệp cùng ngồi lại với nhau đưa ra ý tưởng và cụ thể hóa những ý tưởng, sáng kiến phù hợp để áp dụng vào thực tế, bằng những mô hình, chính sách, hợp tác công tư, tạo động lực phát triển mới, một hình mẫu mới, giá trị mới cho vùng cho vùng ĐBSCL.

Giải quyết khó khăn cho nông dân thì chuỗi liên kết mới bền vững

"Đa số các chuỗi liên kết ở ĐBSCL là rời rạc, khâu nào cũng muốn lời khiến sản phẩm nông dân làm ra bán giá rẻ mà giá xuất khẩu lại rất cao, khó cạnh tranh.

Ví dụ như chúng tôi hợp tác với nông dân trồng nhãn, nông dân hỏi doanh nghiệp chỉ lấy loại 1 xuất khẩu, còn loại 2 loại 3 thì bán đi đâu. Đó là thắc mắc thực tế và chính đáng của nông dân. Vì vậy, chúng tôi phải liên kết với chợ đầu mối để tiêu thụ nhãn loại 2, liên kết doanh nghiệp sấy để tiêu thụ nhãn loại 3. Vì vậy mà HTX phát triển ổn định đến nay.

Tóm lại, doanh nghiệp cần phải liên kết trực tiếp với nông dân, giải quyết khó khăn với nông dân thì chuỗi mới bền vững…" - Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Vina T&T.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.