Trong ngành thịt, GreenFeed được biết đến như một trong những tên tuổi lớn, chỉ kém Masan và C.P. Thái Lan. Thành lập vào năm 2003, công ty này chuyên hoạt động trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản. Đến nay, doanh nghiệp đã có hệ thống 10 nhà máy tại Việt Nam, Campuchia, Myanmar, Lào với tổng công suất trên 2 triệu tấn sản phẩm hàng năm.
Doanh nghiệp này sở hữu thương hiệu thịt mát G Kitchen với chuỗi cửa hàng ở nhiều thành phố lớn. Hệ sinh thái của GreenFeed cũng bao gồm 2 thương hiệu thực phẩm WYN và Mamachoice.
Ngoài ra, Công ty cổ phần phân phối công nghệ Quang Dũng (QD.TEK) thuộc GreenFeed Việt Nam đã bắt tay với tập đoàn NNT Nhật Bản trong liên doanh xây dựng một trung tâm dữ liệu tại Khu công nghệ cao TP.HCM. Trung tâm data center này dự kiến hoàn thành trong năm 2024.
GreenFeed Việt Nam vừa công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính năm 2023, với mức lợi nhuận sau thuế đạt 437,1 tỷ đồng, tăng gần 5% so với năm 2022. Nửa đầu năm 2023, công ty báo lỗ gần 20 tỷ đồng. Như vậy, trong 6 tháng cuối năm 2023, doanh nghiệp lãi tới 457 tỷ đồng, cao hơn lãi cả năm 2022 (lãi 416,7 tỷ đồng).
Tính đến ngày 31/12/2023, vốn chủ sở hữu của GreenFeed Việt Nam là 3.967,6 tỷ đồng, tăng 10,4% so với đầu năm. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu giảm từ 1,71 lần xuống 1,38 lần, tương ứng nợ phải trả của doanh nghiệp đạt gần 5.500 tỷ đồng.
Dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu của GreenFeed Việt Nam vào cuối năm 2023 là 0,25 lần, tương ứng dư nợ trái phiếu khoảng 992 tỷ đồng.
Hiện nay, GreenFeed Việt Nam đang lưu hành duy nhất lô trái phiếu GFVCH2128001 với giá trị 1.000 tỷ đồng, lãi suất cố định 6,53%/năm kỳ hạn 84 tháng (7 năm). Ngày đáo hạn là ngày 15/6/2028. Trái chủ của lô trái phiếu này là IFC, tổ chức chuyên đầu tư toàn cầu của Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank Group).
Tháng 7/2021, IFC cho biết đầu tư 43 triệu USD, tương đương 1.000 tỷ đồng, vào GreenFeed Việt Nam qua hình thức trái phiếu nhằm gia tăng sức mạnh tài chính cho doanh nghiệp.
Trụ sở chính của GreenFeed Việt Nam đóng tại xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Doanh nhân Lý Anh Dũng (sinh năm 1966) là Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc của công ty, và ông cũng chính là người sáng lập doanh nghiệp.
Thời điểm trước tháng 6/2022, GreenFeed Việt Nam có vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng. Danh sách cổ đông bao gồm Công ty TNHH Oriental Ford Holdings (Hong Kong, Trung Quốc) góp 176,3 tỷ đồng, nắm giữ 50,6% cổ phần; và GreenFeed (Thái Lan) góp 9,5 tỷ đồng, nắm giữ 2,7% cổ phần. Số lượng cổ phần còn lại không được công bố.
Đến ngày 23/6/2022, công ty tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên mức 1.500 tỷ đồng. Lúc này, Oriental Ford Holdings góp 950 tỷ đồng để nắm giữ 63,3% cổ phần; và cổ đông Thái Lan góp 51,2 tỷ đồng, nắm giữ 3,4% cổ phần. Tháng 8/2022, GreenFeed Việt Nam tiếp tục tăng vốn điều lệ từ 1.500 tỷ đồng lên mức 1.507,5 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu của các cổ đông nước ngoài không có nhiều thay đổi.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.