Trong bộ tứ này, A là ADM, B là Bunge, C là Cargill (cả 3 đều của Mỹ), và D là Louis Dreyfus có trụ sở chính tại Pháp.
C.P. xuất thân Đông Nam Á nên có lẻ vì thế hiểu hơn về thị trường Việt Nam hơn Cargill. Theo ước tính của các chuyên gia, C.P. chiếm khoảng 20% thị phần thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam, gấp đôi Cargill với khoảng 10% thị phần.
C.P. Việt Nam là thành viên của Tập đoàn Charoen Pokphand (C.P. Group) thành lập năm 1921 tại Bangkok, Thái Lan, hoạt động kinh doanh đa ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Công ty TNHH Chăn Nuôi C.P. Việt Nam thành lập năm 1993 (trước 2 năm so với Cargill tại Việt Nam), và xây nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Khu Công nghiệp Biên Hòa 2, TP. Biên Hòa, Đồng Nai, cũng là trụ sở chính của C.P. Việt Nam tới ngày nay.
Năm 2009, công ty Chăn Nuôi C.P. Việt Nam hợp nhất với Công ty TNHH Charoen Pokphand Việt Nam thành Công ty cổ phần chăn nuôi C.P.Việt Nam.
C.P. Việt Nam hoạt động theo mô hình khép kín 3F Plus: Feed (hạt giống và thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản), Farm (con giống và trang trại chăn nuôi), Food (chế biến và phân phối thực phẩm), và Plus (phát triển bền vững, truy xuất nguồn gốc, và thân thiện với môi trường).
Theo C.P. Việt Nam, doanh nghiệp ưu tiên hợp tác với nông dân Việt Nam trong việc phát triển ngành chăn nuôi hiện đại và bền vững để sản xuất thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Báo cáo kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023 của C.P. Group cho thấy doanh thu của C.P. Việt Nam là 58.226 triệu baht (hơn 39.000 tỷ đồng), giảm 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong các nhóm kinh doanh, chăn nuôi đạt doanh thu lớn nhất, với 24.831 tỷ đồng. Theo sau là thức ăn chăn nuôi đạt 12.507 tỷ đồng, thực phẩm với 2.645 tỷ đồng.
Báo cáo cho thấy Việt Nam là thị trường lớn thứ 2 toàn cầu của C.P. Group sau Thái Lan. Nửa đầu năm, sân nhà của ông lớn này đem về doanh thu 112.703 triệu baht (77.300 tỷ đồng).
Trung Quốc là thị trường lớn thứ 3, với doanh số 19.212 triệu baht (13.200 tỷ đồng). Ba thị trường dẫn đầu này đóng góp tới 65% tổng doanh thu toàn cầu trong 6 tháng của tập đoàn.
C.P. Việt Nam hiện nay có 12 nhà máy dọc theo đất nước từ Bắc vào Nam, trong đó gồm 9 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản ở Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Đắc Lắk, Hà Nội và Hải Dương. Sản phẩm của 9 nhà máy này là thức ăn gia súc, gia cầm (cho gà, vịt, chim cút), và thức ăn cho thủy sản (tôm, cá).
Ba nhà máy còn lại là những nơi chế biến thực phẩm và thủy sản tại Đồng Nai và Hà Nội.
Cargill có mặt tại Việt Nam năm 1995, với tư cách một trong những doanh nghiệp Mỹ đầu tiên sau khi hai nước bình thường hóa qua hệ cùng năm đó. Tuy nhiên, nếu so với vị thế số 2 của C.P. Group, Việt Nam không phải trong nhóm đầu cho Cargill dù ông lớn trong bộ tứ ABCD nông nghiệp thế giới cam kết đầu tư lâu dài tại Việt Nam, và xem đây là một thị trường quan trọng trong khu vực.
Đầu tháng 8 vừa qua, tập đoàn công bố doanh số toàn cầu năm tài chính 2023 (từ tháng 6/2022 đến tháng 5/2023) là 177 tỷ USD, tăng 7% so với năm trước, là kết quả cao nhất trong lịch sử 158 năm của Cargill.
Đây là lần đầu tiên Cargill công bố các con số tài chính quan trọng kể từ khi ngừng công bố năm 2020, theo Reuters. Tuy nhiên, kết quả đầu tháng 8 không cho thấy chi tiết đóng góp từ thị trường Việt Nam.
Tháng 12/2020, Cargill thông báo kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy mới tại Đồng Nai, với tổng vốn đầu tư dự kiến là 28 triệu USD, để sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản.
Thời điểm đó, Cargill cho biết đã đầu tư hơn 160 triệu USD vào Việt Nam, xây dựng 11 nhà máy thức ăn chăn nuôi, một kho cung ứng ngũ cốc và hạt có dầu, cùng hai trung tâm ứng dụng công nghệ cho tôm và cá. Hiện tổng số nhân viên tại Việt Nam của Cargill là gần 1.500 người.
Nhà máy mới nhất (nhà máy thứ 12, có địa chỉ tai Khu Công nghiệp Giang Điền, Đồng Nai) dự kiến khai trương ngày 25/9/2023, với tên gọi Provimi, không mang tên Cargill. Đây được xem là dự án đầu tư quan trọng để Cargill có thể tăng thị phần lên hơn nữa.
Lý do là cuối năm 2011, Cargill hoàn tất thương vụ mua lại 100% công ty Provimi của Hà Lan, với giá 1,5 tỷ euro (2,1 tỷ USD thời điểm đó) để tăng cường sức cạnh tranh toàn cầu.
Được biết, Provimi Hà Lan năm 2004 mua lại toàn bộ công ty nông nghiệp Nutriway Việt Nam, và đổi tên thành Provimi Việt Nam, cũng là một trong những nhà cung cấp nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi lớn tại Việt Nam.
Sau khi Cargill mua Provimi Hà Lan, Provimi Việt Nam cũng về dưới trướng Cargill Việt Nam.
Các hãng hàng không ở Việt Nam đang tích cực nhận thêm máy bay nhằm phục vụ hành khách trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Với gần 18.000 vận động viên tham dự, Giải Marathon Quốc tế TP.HCM làm sống động mùa lễ hội trong Tuần lễ Du lịch TP.HCM diễn ra từ 5-/8/12.
NVIDIA đã mua lại VinBrain -- công ty mới trong hệ sinh thái của Tập đoàn Vingroup và chuyên phát triển các sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế.
“Ông lớn” ngành sữa Nhật Bản là Glico chọn Việt Nam là thị trường ra mắt sản phẩm sữa bột mới dành cho trẻ em từ 3 tuổi, trước cả Nhật Bản. Phía tập đoàn đánh giá Việt Nam là một thị trường sữa rất tiềm năng.
Tháng 11, có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 3 nhóm hàng có chỉ số giá giảm. Trong đó, giá điện và giá nhà thuê là nguyên nhân chính khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng tăng lên.
Người dân cần nắm thông tin giá vé, giờ hoạt động... của tuyến Metro 1 Bến Thành - Suối Tiên (TP.HCM) để có thể đi lại bằng phương thức này, bắt đầu từ ngày 22/12/2024.