
Hoạt động từ thiện làm vỏ bọc để giới tỷ phú tinh vi né thuế?
Nguyễn Thụy (tổng hợp)
16/02/2024 3:24 PM (GMT+7)
Các tỷ phú Mỹ, vốn chiếm số lượng cao nhất thế giới, cam kết dành hàng tỷ USD hằng năm cho từ thiện. Tuy nhiên, đây cũng là cách giúp họ trốn thuế tinh vi nhưng vẫn được tiếng là những người rất hào phóng, theo báo chí Mỹ.

Tỷ phú Bill Gates người Mỹ tham gia 1 sự kiện của Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF. Ảnh tư liệu: Getty
Báo New York Times đã không ít lần đăng các thông tin nhiều người giàu trong lĩnh vực công nghệ Mỹ thực ra chỉ dùng các hoạt động từ thiện như một cách khôn khéo để trốn thuế. Ví dụ, ông Nicholas Woodman, nhà sáng lập kiêm CEO của GoPro, khiến công chúng chú ý vì hành động đầy hào hiệp của ông vào cuối năm 2014.
Ở tuổi 39 tuổi lúc ấy, ông thông báo sẽ bán cổ phiếu công ty camera của ông lúc đó được định giá khoảng 3 tỷ USD. Rồi ông sẽ hiến tặng phần lớn tài sản đó, ước tính khoảng 500 triệu USD cổ phiếu GoPro, cho tổ chức cộng đồng Silicon ở Mountain View, California. Tổ chức này sẽ quản lý tài sản của một quỹ mới thành lập với tên là Quỹ Gia đình Woodman.
Nhưng 4 năm sau, người ta không hề thấy dấu vết của hoạt động từ thiện quỹ hay số tiền 500 triệu USD. Quỹ không có trang web, không công khai hoạt động và người ta không thể biết quỹ đã đóng góp gì cho các hoạt động phi lợi nhuận.
New York Times đã đề nghị phỏng vấn các bên liên quan nhưng cả vị CEO này, GoPro và cả quỹ nói trên đều từ chối trả lời. Tuy nhiên, độc giả theo dõi báo chí Mỹ đã dễ thấy những lợi ích mà Woodman hưởng được. Sau giai đoạn IPO công ty GoPro, ông phải trả một khoản thuế lớn trong năm 2014. Nhưng bằng việc quyên góp tiền thông qua quỹ từ thiện mới, CEO này lách được thuế qua 2 con đường.
Đầu tiên, Woodman tránh được 10 triệu USD tiền thuế thu nhập từ khoảng 500 triệu USD cổ phiếu. Ngoài ra, ông đã khai báo số tiền góp cho từ thiện, nhờ vậy đã tránh thêm được hàng triệu USD tiền thuế nữa.
Những quỹ dạng này, gọi tắt là DAF (Donor-Advised Fund), cho phép các cá nhân giàu sụ như ông Woodman đóng góp tài sản, thường là tiền mặt hay cổ phiếu nhưng cũng có thể là bất động sản, các tác phẩm nghệ thuật và tiền điện tử. Các nhà tài trợ "hào phóng" tặng tiền nhưng vẫn có quyền kiểm soát toàn bộ số tiền ấy. Quỹ sẽ phân bổ tài trợ cho các bệnh viện, trường học và các tổ chức tương tự khi nhà tài trợ yêu cầu.
Chính nhờ vậy, khi vừa quyên tiền, họ đã nhận ngay được các ưu đãi thuế nhưng các hoạt động từ thiện sẽ phải chờ tiền của họ một khoảng thời gian cực lâu, không xác định, hoặc thậm chí mãi mãi.

Tính minh bạch trong sử dụng là vấn đề quan trọng được đòi hỏi từ các quỹ từ thiện của giới tỷ phú Mỹ. Ảnh: Getty
Tỷ phú Bill Gates, nhà sáng lập Microsoft, là gương mặt tiêu biểu trong các hoạt động từ thiện nhiều tỷ USD nhưng toàn quyền lái theo ý mình và tinh vi trốn thuế. Nhà báo Mỹ Tim Schwab, trong cuốn sách điều tra vừa xuất bản có tên Vấn đề của Bill Gates (tên gốc: The Bill Gates Problem), đã chỉ ra sự hào phóng bề ngoài của các nhà từ thiện. Ví dụ tại Mỹ có 100.000 quỹ từ thiện tư nhân cùng nhau kiểm soát tài sản gần 1.000 tỉ USD.
Tuy nhiên, có tới 3/4 số tiền từ thiện trên do họ được trừ thuế, nghĩa là nếu đem tiền thu nhập này làm từ thiện, họ không phải đóng thuế. Luật pháp Mỹ cũng chỉ yêu cầu xem xét kỹ lưỡng cách thức các tổ chức từ thiện chi tiêu số tiền này nhưng không xét đến nội dung từ thiện.
Schwab nhận định: Sự giàu có, quyền lực và đặc quyền toàn cầu ngày càng tập trung vào tay một số siêu tỉ phú như Bill Gates dù họ được coi là những nhà từ thiện hào phóng. Trong sách, Schwab viết những quỹ từ thiện do các tỉ phú lãnh đạo đã hướng số tiền từ thiện khổng lồ vào một phạm vi hẹp với các "giải pháp" chọn lọc theo ý họ muốn, và điều này có thể làm tệ hơn các vấn đề toàn cầu như sức khỏe của nhân loại hay phát triển của cả thế giới.
Bill Gates đồng sáng lập nghệ Microsoft vào năm 1975 và thành lập Quỹ William H. Gates (tên hiện nay là Quỹ Bill & Melinda Gates) vào năm 1994. Quỹ này chi hàng tỷ USD/năm (riêng năm 2022 là 7 tỉ USD) cho các dự án toàn cầu nhằm giải quyết nhiều thách thức toàn cầu, gồm chăm sóc sức khỏe đến giảm nghèo trên hành tinh, với tổng số tiền cam kết lên tới gần 80 tỷ USD kể từ khi thành lập.
Tác giả Schwab lập luận: Nếu các khoản thuế đó được giữ lại thay vì miễn cho họ, chính phủ Mỹ đã có thể đầu tư số tiền này theo những cách đa dạng và có trách nhiệm hơn. Trong khi đó, việc phân bố vốn từ các quỹ này theo phương châm từ thiện lại chủ yếu bị lái bởi lợi ích cá nhân của vài cá nhân siêu giàu.
Nhiều chương trình của quỹ Gates được định hình và đánh giá bằng cách sử dụng dữ liệu từ Viện Đo lường và Đánh giá sức khỏe Mỹ (IHME). Đây là một tổ chức nghiên cứu sức khỏe độc lập toàn cầu tại Đại học Y khoa Washington nhằm thực hiện các đo lường chuẩn mực về các vấn đề sức khỏe và đánh giá các chiến lược cần để giải quyết các vấn đề này. Vấn đề là viện này nhận tài trợ rất nhiều từ quỹ của Gates.
Schwab cho rằng hoạt động như vậy có thể bị coi là "xung đột lợi ích" bởi vì những "đánh giá" nội bộ thường có xu hướng bênh vực cho các dự án hiện tại.
Chẳng hạn đối với bệnh sốt rét, số lượng mùng được phân phối ở các nước nhiệt đới có thể trở thành chỉ số quan trọng để tính số người được bảo vệ. Tuy nhiên, cách tính tương tự có nguy cơ nói quá lên tính hiệu quả của các chương trình phòng chống các bệnh phổ biến toàn cầu, gồm HIV/AIDS.
Sách của Schwab cũng chỉ ra những lĩnh vực khác. Ví dụ, trong lĩnh vực năng lượng, Bill Gates ủng hộ mạnh mẽ năng lượng hạt nhân nhưng bỏ qua các nguồn năng lượng tái tạo và các giải pháp lưu điện có chi phí thấp hơn so với điện hạt nhân nhưng mức độ tin cậy cao hơn.
Hay trong nông nghiệp, các khoản tài trợ lớn từ các quỹ từ thiện tỷ USD thích tài trợ các chương trình nông sản biến đổi gene do các công ty lớn thực hiện thay vì hỗ trợ nông dân canh tác chính các mùa vụ, sử dụng hạt giống từ các nguồn mở hoặc đầu tư cải thiện chất lượng đất nông nghiệp.

Nhiều người vẫn cho rằng giới tỷ phú hiến nhiều tỷ USD cho từ thiện là cách trốn thuế. Ảnh minh họa.
Trong giáo dục, do Bill Gates là người của giới "công nghệ", quỹ Gates thường tài trợ các chương trình phát triển giáo dục có hoạt động dựa vào Internet hay các hoạt động vì lợi nhuận thay vì các sáng kiến từ giáo viên hay những sáng kiến từ cộng đồng địa phương.
Tổng quát nhất, Schwab nêu rằng trong suốt quá trình hoạt động, quỹ Gates nhấn mạnh việc "tăng tốc" đổi mới và "mở rộng quy mô" công nghệ; nhưng cố tình giấu những bất ổn và phức tạp trong thế giới thực của trái đất.
Chung cư một khu vực tại TP.HCM bất ngờ thu hút nhà đầu tư, vì sao?
Các tháng đầu năm, chung cư khu Tây TP.HCM đang nhận được mức độ quan tâm của nhà đầu tư khiến giá bán phân khúc này có dấu hiệu tăng nhiệt.
Phân bón Bình Điền: Bứt phá trong gian khó, hướng đến phát triển bền vững
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Chuyến xe hướng nghiệp: Tìm hiểu cơ hội di cư an toàn và học tập tại Đức
Dự án Chuyến xe Hướng nghiệp được khởi động ngày 26/4 tới, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Đức và Việt Nam.
Ngành điện lên phương án phục vụ người dân phía Nam dịp lễ 30/4-1/5
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.
Tòa tháp 100 triệu USD xây gần 20 năm bên sông Hàn Đà Nẵng được tháo gỡ vướng mắc
Sau gần 20 năm "đắp chiếu", tòa tháp 100 triệu USD bên sông Hàn, Đà Nẵng cuối cùng đã được tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, mở đường cho dự án tiếp tục triển khai.
Lễ 30/4: Vé máy bay từ TP.HCM đi một số nơi đang ‘căng như dây đàn’
Tình hình vé máy bay từ TP.HCM đi các điểm nóng du lịch trong cao điểm 30/4-1/5 đang căng thẳng. Nhiều chặng bay đã cháy sạch vé trong ngày đầu kỳ nghỉ.