Bà Michele Wee, Tổng Giám đốc ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, chia sẻ: "Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng và thu hút FDI lớn. Là ngân hàng nước ngoài hàng đầu hiện diện tại Việt Nam trong 120 năm qua, chúng tôi tự hào khi tiếp thêm sức mạnh cho các doanh nghiệp qua những kiến thức chia sẻ và cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ các khách hàng và đối tác trên hành trình thú vị phía trước".
Trong dự báo tăng trưởng GDP 6,7% năm nay, Standard Chartered dự báo tỷ lệ tăng trong nửa đầu năm là 6,2% và sẽ tăng tốc lên 6,9% trong nửa cuối năm.
Mức 6,9% đã tiệm cận tỷ lệ 7%, là tốc độ tăng trưởng được xem là cao của một nền kinh tế.
Ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế của Standard Chartered phụ trách Việt Nam và Thái Lan, cho biết nhu cầu nhập khẩu của thế giới đang phục hồi, dù thương mại điện tử vẫn chưa thấy tín hiệu phục hồi rõ ràng. Để duy trì tốc độ tăng trưởng và khả năng cạnh tranh, Việt Nam cần tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng và giảm lượng khí thải carbon.
Về tổng thể kinh tế thế giới, ông Edward Lee, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực ASEAN và Nam Á, ngân hàng Standard Chartered, cho biết chính sách tiền tệ thắt chặt trên toàn cầu tiếp tục là áp lực cho tăng trưởng. Thương mại toàn cầu được dự báo đã chạm đáy nhưng chưa thể phục hồi mạnh trong giai đoạn hiện nay.
Về nội lực của thị trường Việt Nam, nữ CEO Michele Wee cho biết Việt Nam có lợi thế nhờ cơ cấu dân số thuận lợi, lực lượng lao động trẻ, các yếu tố nền tảng trong nước ngày càng được cải thiện, và đã cho thấy quá trình hội nhập mạnh mẽ với thị trường quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu.
"Việt Nam quyết tâm trở thành nhân tố quan trọng trong thương mại quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu để khẳng định vị thế là cứ điểm sản xuất mới của thế giới. Chính phủ đã cam kết trung hòa carbon vào năm 2050. Ngân hàng Standard Chartered cũng chung định hướng chiến lược, chúng tôi đang hướng đến phát thải ròng bằng 0 trong mọi hoạt động của chúng tôi vào năm 2025 và trong các hoạt động tài chính vào năm 2050", bà Wee nói.
Việt Nam là một thị trường quan trọng của Standard Chartered trong khu vực. Lãnh đạo của ngân hàng quốc tế này đánh giá cao tầm quan trọng của thị trường này. Bằng chứng là Standard Chartered đã đầu tư đáng kể vào Việt Nam trong vài năm qua và mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Cuối năm 2021, Standard Chartered tăng vốn cấp 1 (vốn chính của ngân hàng) trị giá 120 triệu USD cho Standard Chartered Việt Nam. Tháng 9 vừa qua, Standard Chartered Việt Nam nhận thêm 60 triệu USD từ ngân hàng mẹ.
"Việc tăng vốn này một lần nữa khẳng định cho quyết tâm của ngân hàng trong chiến lược dài hạn tại Việt Nam và hỗ trợ hoạt động kinh doanh và hỗ trợ các khách hàng nơi đây thông qua nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp này. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục các khoản đầu tư vào thời điểm thích hợp", bà Wee cho biết.
Tại hội nghị khí hậu thế giới COP 28 diễn ra ở Dubai tháng 11 và 12/2023, Standard Chartered toàn cầu là đối tác của Chính phủ Việt Nam. Ngân hàng đã đồng tổ chức buổi thảo luận riêng dành cho các khách hàng của ngân hàng, và tham gia vào các phiên liên quan để kết nối cộng đồng các nhà đầu tư với lãnh đạo cấp cao của Việt Nam.
Theo Báo cáo tác động về tài chính bền vững của Standard Chartered năm 2022, Việt Nam đã ghi nhận hơn 50 triệu USD đầu tư vào năng lượng tái tạo và 50 triệu USD khác trong các khoản vay mà ngân hàng này dành cho doanh nghiệp nhằm hỗ trợ tài chính.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.