Thứ tư, 09/10/2024

“Lên mây” nước ngoài bán hàng không dễ

16/08/2023 7:00 AM (GMT+7)

Amazon đang là nền tảng thương mại điện tử quốc tế với hơn 300 triệu khách hàng, gồm 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có hàng triệu đại lý mua bán số lượng lớn. Amazon trở thành mảnh đất kinh doanh màu mỡ đối với các cá nhân, doanh nghiệp Việt mong muốn xuất khẩu hàng ra thị trường thế giới.


“Trước dịch, trong dịch và sau dịch tôi có làm việc với sàn thương mại điện tử Amazon, tính tới tính lui chi phí đến 76%, bán 10 đô la Mỹ nhưng cao lắm thu được 2,4 đô la. Nhưng dù sao thì lên sàn Amazon là tôi đã ra thế giới, vượt qua các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường lớn trên thế giới và dễ dàng quảng bá thương hiệu, hình ảnh tới hàng trăm triệu khách hàng toàn cầu”, ông Dương Hoan Tuyên, chủ thương hiệu thêu tay Ninh Khương kể lại, dù rằng thương hiệu Ninh Khương đã có mặt ở các sàn thương mại trong nước như Lazada, Tiki, Shopee hay thậm chí sàn quốc tế như Alibaba.

Doanh nghiệp Việt bán hàng qua Amazon tăng vọt

Amazon đang là nền tảng thương mại điện tử quốc tế với hơn 300 triệu khách hàng, đến từ 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có hàng triệu đại lý mua bán số lượng lớn ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Amazon trở thành mảnh đất kinh doanh màu mỡ đối với các cá nhân, doanh nghiệp Việt mong muốn xuất khẩu hàng ra thị trường thế giới.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nắm bắt cơ hội này và phát triển mạnh trên thị trường quốc tế thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới, số lượng nhà bán hàng Việt nam trên Amazon tăng hơn 80% trong năm ngoái, theo báo cáo thường niên năm 2022 của Amazon. Không chỉ vậy, Amazon còn ghi nhận có đến 10 triệu sản phẩm từ các đối tác bán hàng của Việt Nam đã bán ra cho khách hàng Amazon trên toàn cầu vào năm ngoái.

Mới lên sàn thế giới từ đầu năm 2022, Sunhouse một thương hiệu với hơn 20 năm trong ngành hàng gia dụng, thiết bị nhà bếp của Việt Nam đã vượt biên giới, mang gia dụng của người Việt vào gian bếp của các gia đình ở Mỹ. Tốc độ tăng trưởng của Sunhouse vượt kỳ vọng, riêng thị trường Bắc Mỹ có doanh số tăng trung bình 160 – 200%/tháng, đại diện Amazon Global Selling, cho biết tại một tọa đàm tuần rồi tại TPHCM.

“Lên mây” nước ngoài bán hàng không dễ - Ảnh 1.

Hình chụp từ web của Amazon, đó là những chia sẻ của doanh nghiệp Việt bán hàng thành công qua sàn này.

Trên trang web https://sell.amazon.vn người xem có thể thấy có khá nhiều doanh nghiệp “lên mây” thành công. Rong nho Trường Thọ là câu chuyện thành công “bắt đầu từ con số 0”, từng là một doanh nghiệp nhỏ, anh Trần Văn Tươi người sáng lập thương hiệu Rong Nho Trường Thọ đã có một hành trình “from zero to hero”, đưa doanh nghiệp đạt doanh thu hàng triệu đô la trên Amazon.

Men vi sinh Livespo, thành tựu nghiên cứu khoa học Việt chinh phục người tiêu dùng quốc tế khi từ năm 2019, sản phẩm này đã thông qua Amazon đã có mặt trên hơn 18 quốc gia trong đó có Mỹ, trở thành thương hiệu toàn cầu, nhận hơn 72.000 phản hồi tích cực. Có tên tuổi như gốm sứ Minh Long, thời trang Miley Lingerie…

Một thương hiệu Việt khác cũng gặt hái thành công khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử Amazon là Lafooco, công ty kinh doanh hạt điều ở Long An. Thời gian đầu lên sàn, Lafooco cũng gặp không ít khó khăn do thị hiếu tiêu dùng thực phẩm của người Mỹ như thích dùng thực phẩm trong bao bì “xanh” (bao bì tự hủy, thân thiện với môi trường), gu ăn lạt, ít muối. Chỉ sau hai tuần mở bán trên Amazon, ba trong tổng số bốn loại hạt điều của doanh nghiệp Việt đã lọt vào nhóm 10 sản phẩm hạt điều mới bán chạy nhất trên nền tảng này. 

Muốn “lên mạng” phải tuân thủ nhiều quy định

Tính đến năm nay, hệ sinh thái mà Amazon đang có là 21 thị trường, ở Việt Nam nhà bán hàng tham gia vào Amazon sẽ tập trung trước mắt vào thị trường Bắc Mỹ, gồm các nước Mỹ, Canada và Mexico. Do đó để thành công trên sàn thương mại quốc tế Amazon, theo ông Tòng, doanh nghiệp Việt không chỉ dựa vào cái đang có mà cần hiểu về thị trường.

Để lên được Amazon, hàng hóa phải được thông quan ở Hải quan Mỹ, nhưng muốn làm được điều đó các mặt hàng của doanh nghiệp Việt Nam phải đạt được các chứng chỉ theo quy định. Chẳng hạn các mặt hàng nông sản thực phẩm phải có chứng nhận của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), các hàng hóa sản xuất vật liệu gỗ phải có chứng nhận Quản lý rừng bền vững (FSC)…

Chưa dừng lại ở đó, sản phẩm lên Amazon tiêu thụ phải có thông tin số điện thoại hỗ trợ người mua hàng, bản mô tả chi tiết bằng tiếng Anh để người bản xứ có thể đọc được. Đặc biệt sản phẩm phải đáp ứng tiêu chuẩn áp dụng tại thị trường tiêu thụ, có mã số, mã vạch chuẩn quốc tế, đăng ký thương hiệu trên Amazon để sử dụng mã vạch…

Người bán cũng phải am hiểu về danh mục sản phẩm như sản phẩm thuộc danh mục cần phê duyệt (phải đủ các giấy tờ để phê duyệt) hoặc danh mục sản phẩm mở (danh mục không cần phê duyệt), đáp ứng quy định an toàn sản phẩm tại địa phương bán hàng. Với những quy định ngặt nghèo này nên chỉ khoảng 20% doanh nghiệp tự mở được tài khoản trên Amazon. Tuy nhiên với đội ngũ nhân sự chuyên môn từ Amazon Global Selling đang đóng vai trò trung gian giúp doanh nghiệp gỡ rối từng bước và triển khai kinh doanh trên Amazon qua các thông tin cập nhật liên tục để tránh xảy ra các vấn đề phát sinh khi bắt đầu đưa sản phẩm “lên mây” Amazon nổi tiếng thế giới hiện nay.

Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường nước ngoài, đối thủ và khách hàng mục tiêu để có phương án và chiến lược giá bán lẻ phù hợp từng thị trường, sản phẩm khi bán hàng trên Amazon

Phí, phí và phí

Nhà bán hàng cần có kế hoạch xây dựng bảo hộ thương hiệu toàn cầu để kinh doanh bền vững trên Amazon thông qua đăng ký nhãn hiệu bảo hộ tại quốc gia sở tại kinh doanh thông qua hỗ trợ của Amazon về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại từng quốc gia, chi phí sẽ dao động tùy theo ngành hàng đăng ký của mỗi doanh nghiệp.

Napoli một thương hiệu cà phê Việt vì vướng chuyện tên thương hiệu mà không thể vào Amazon bởi trước đó Napoli đã có đại lý ở Mỹ và đại lý này đăng ký thương hiệu với tên Napoli trên Amazon và sàn chỉ chấp nhận một tên thương hiệu, do đó Napoli Việt Nam không thể đưa lên sàn và chỉ có thể bán hàng dưới nhãn hiệu mà đại lý ở Mỹ đã đăng ký. Do vậy các doanh nghiệp Việt có tên tuổi, hay có đại lý, chi nhánh ở nước ngoài khi đăng ký bán hàng trên sàn thương mại điện tử tên tuổi như Amazon phải cân nhắc, chú ý xem chi nhánh, đại lý của mình đã đăng ký trên Amazon hay chưa?

Trước khi bắt đầu cho việc lên sàn, nhà bán hàng cần bỏ ra các khoản phí để đầu tư lại hình ảnh sản phẩm phù hợp với thị trường Mỹ. Ngoài ra phí vận chuyển cũng là khoản cân nhắc đối với doanh nghiệp. Hàng trước khi vào đến kho Amazon phải trải qua hai “cửa”, cửa từ từ Việt Nam nhập cảnh đến Hải quan của Mỹ và sau đó từ Hải quan Mỹ về kho của Amazon.

Một nguồn phí khác không thể vắng bóng chính là chi phí quảng cáo, nếu không có quảng cáo hầu như các sản phẩm trên sàn thương mại Amazon sẽ rất khó bán được hàng. Amazon có hơn 300 triệu người tiêu dùng, do đó để sản phẩm của doanh nghiệp có thể lọt vào tầm ngắm của người tiêu dùng thì phải có các chiến lược quảng cáo thu hút, ấn tượng, Amazon sẽ dùng các thuật toán để đẩy các sản phẩm của doanh nghiệp lên.

Sau chi phí khởi đầu để chuẩn bị cho một cuộc vượt biên giới, các nhà bán hàng chính thức thức bước chân vào sàn Amazon lại phải thêm vài khoản khí bắt buộc khác. Chẳng hạn như chi phí hoa hồng hay phí giới thiệu cố định. Tương tự như việc thuê mặt bằng để làm các quầy trưng bày bán hàng tại các trung tâm thương mại, khoản hoa hồng này rơi vào 8-17% trên giá bán niêm yết, tùy theo nhóm hàng đăng bán trên Amazon.

“Lên mây” nước ngoài bán hàng không dễ - Ảnh 2.

Ông Dương Hoan Tuyên, Nhà sáng lập và Điều hành Công ty cổ phần Ninh Khương chia sẻ câu chuyện tham gia sàn thương mại điện tử quốc tế tại một tọa đàm gần đây tại TPHCM.

Thêm nữa là phí hoàn thiện đơn hàng (FBA) bởi Amazon hay gọi là “lấy hàng và đóng gói”. Tùy theo kích thước và cân nặng của sản phẩm, Amazon có mức quy định phí hoàn thiện đơn hàng riêng từng kích thước tiêu chuẩn hay kích thước quá khổ.

Chưa dừng lại ở đó, khi vào kho của Amazon, nhà bán hàng cần chịu thêm khoản lưu kho. Chi phí này được tính dựa trên hàng lưu kho của nhà bán hàng chiếm bao nhiêu không gian lưu trữ. Phí lưu kho được tính trên thể tích trung bình hàng ngày bằng feet khối, dựa trên kích thước của sản phẩm sau khi được đóng gói đúng cách và sẵn sàng vận chuyển, khoản phí lưu kho sẽ thay đổi tùy theo loại hàng và thời điểm trong năm nhưng sẽ từ 0,48 – 2,4 đô la Mỹ cho một foot khối.

Và cuối cùng để duy trì tài khoản, doanh nghiệp cần đóng cho Amazon khoản phí “membership” với 39,99 đô la Mỹ cho một tháng, phí này chi trả cho nhà bán hàng được sử dụng các công cụ trên Amazon, nếu không duy trì Amazon sẽ tắt hết tính năng và đồng nghĩa nhà bán hàng không thể sử dụng.

Dựa trên mức độ sẵn sàng và mục tiêu mở bán của doanh nghiệp, trung bình mất tối thiểu 90 ngày để có thể triển khai mở bán 1 gian hàng thành công trên Amazon. Đối với các doanh nghiệp có đội ngũ vận hành nội bộ cần đảm bảo nhân sự vận hành ít nhất là 2 nhân sự: 1 nhân sự phụ trách vận hành hệ thống và 1 nhân sự vận hành bán hàng quảng cáo để đảm bảo tối ưu các công việc phát sinh khi bán hàng trên Amazon.

Đi kèm với những thử thách, Amazon cũng là cơ hội, nếu doanh nghiệp được hoạt động trên được Amazon Global Selling đây sẽ là bước đệm cho sự phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới của các doanh nghiệp Việt, đặt nền móng cho việc đưa sản phẩm “Made-in-Vietnam” vươn xa trên trường quốc tế.  

Theo Kinh té Sài Gòn 

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tình hình xử lý hồ sơ thuế đất tại TP.HCM ra sao?

Tình hình xử lý hồ sơ thuế đất tại TP.HCM ra sao?

Lãnh đạo Cục thuế TP.HCM cho biết đơn vị đã hoàn thành việc giải quyết nghĩa vụ tài chính cho 15.800 hồ sơ thuế từ ngày 1/8.

Bầu Thụy với tham vọng Barca Việt Nam

Bầu Thụy với tham vọng Barca Việt Nam

Thông tin bầu Thụy lên kế hoạch xây dựng học viện bóng đá tiêu chuẩn cao nhất châu Á với diện tích 90 ha tại tỉnh Ninh Bình không có gì lạ. Đây là một bước tiến mang tính lô-gíc nếu xét theo các động thái đầy tham vọng của doanh nhân này.

Công nghệ cao, phát triển xanh được giới đầu tư quốc tế chú trọng tại Việt Nam

Công nghệ cao, phát triển xanh được giới đầu tư quốc tế chú trọng tại Việt Nam

Nhiều cơ hội hấp dẫn hơn đang vẫy gọi các nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam trong năm 2025, nổi bật là chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và các lĩnh vực liên quan đến phát triển xanh, theo tập đoàn đầu tư VinaCapital.

Trong 1 tháng có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể

Trong 1 tháng có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 9, cả nước có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể. Trong đó, doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 4.233 và chờ giải thể lên đến 7.410 doanh nghiệp.

Không hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam, UOB lại nâng lên rõ rệt

Không hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam, UOB lại nâng lên rõ rệt

Dù siêu bão Yagi (bão số 3) tàn phá nhiều vùng ở miền Bắc trong tháng 9 làm ảnh hưởng đến nhiều người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng UOB của Singapore đã nâng triển vọng tăng trưởng GDP cả năm 2024 của Việt Nam.

Bất động sản công nghiệp miền Nam sẽ tung 'nước rút' sau chạy đà?

Bất động sản công nghiệp miền Nam sẽ tung 'nước rút' sau chạy đà?

Thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp miền Nam được dự báo sẽ tăng trưởng trong năm 2025 với tốc độ cao hơn năm 2024, là năm chứng kiến nhiều bất ổn kinh tế toàn cầu và thay đổi về chính sách ở nhiều quốc gia.