Ngày 10/9/2024, Đồng Tâm Group (DTG) và CS Wind Hàn Quốc ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) tại Long An. Theo đó, CS Wind sẽ xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị điện gió với tổng vốn đầu tư khoảng 200 triệu USD.
Tại lễ ký, ông Bang Seong Hun, Tổng Giám đốc Điều hành Tập đoàn CS Wind cho biết nhà máy CS Wind thuê 50ha đất tại Khu công nghiệp Đông Nam Á do DTG làm chủ đầu tư. Nhà máy có tổng vốn đầu tư lên tới 200 triệu USD.
Dự kiến khi đi vào hoạt động, nhà máy có công suất hoạt động lên đến hàng chục ngàn đơn vị sản phẩm mỗi năm, cung ứng thiết bị siêu trường, siêu trọng từ 500 đến 4.000 tấn trên mỗi thiết bị. Đặc biệt, 100% thiết bị và phụ kiện giai đoạn đầu xuất nhập thông qua Cảng Quốc tế Long An (thuộc Đồng Tâm Group): Uớc tính từ 150.000 đến 200.000 tấn/năm, cung ứng chủ yếu cho thị trường châu Âu, châu Á.
Hiện nay, với hệ thống quản lý sản xuất và chất lượng mạnh mẽ cùng chuyên môn quản lý toàn cầu sâu rộng, CS Wind cung cấp hơn 13.000 tháp gió cho các nhà sản xuất tua-bin gió hàng đầu thế giới như Vestas, Siemens - Gamesa, GE và Goldwind.
Các khách hàng của CS Wind đã giúp tập đoàn Hàn Quốc khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành điện gió toàn cầu.
Theo ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch HĐQT của Đồng Tâm Group, CS Wind sau khi nghiên cứu chuyên sâu đã quyết định hợp tác chặt chẽ với Đồng Tâm Group để đặt nhà máy trong khu công nghiệp Đông Nam Á Long An thuộc cụm dự án Cảng Quốc tế Long An.
Cụm dự án này nằm trên địa bàn huyện Cần Giuộc và có quy mô 1.935 hectare bao gồm 4 khu: khu cảng, khu đô thị, khu dịch vụ công nghiệp và khu công nghiệp. Do đó, cùng với việc đầu tư nhà máy tại đây, CS Wind sẽ tận dụng lợi thế về hệ thống dịch vụ, hạ tầng cảng biển phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Tháng 4 vừa qua, CS Wind vừa giao hàng là các tháp gió cho "đại gia" Siemens Gamesa để sử dụng cho một dự án điện gió ngoài khơi Hàn Quốc. Những sản phẩm này được CS Wind sản xuất tại nhà máy mới của CS Wind tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 1, thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu)
Với vốn đầu tư hơn 70 triệu USD vào nhà máy hiện đại này, CS Wind đã khai trương vào ngày 13/3/2024. Nhà máy mới đứng cạnh bên nhà máy đầu tiên của CS Wind tại Việt Nam (trong KCN Phú Mỹ 1).
Theo hợp đồng cung cấp tháp gió ngoài khơi trị giá gần 3,4 tỷ USD ký với Siemens Gamesa cuối năm 2022, CS Wind sẽ cung cấp tháp gió cho Siemens Gamesa từ tháng 5/2024 đến tháng 12/2030 để thực hiện nhiều dự án điện gió ngoài khơi ở nhiều nước châu Âu, Mỹ và châu Á. Theo hợp đồng, nguồn cung của CS Wind đến từ các nhà máy của CS Wind tại Việt Nam và Bồ Đào Nha.
Lô hàng đầu tiên theo các hợp đồng chính là 10 tháp gió được bàn giao cho Siemens Gamesa trong tháng 4/2024.
CS Wind mở nhà máy Việt Nam đầu tiên tại KCN Phú Mỹ 1 năm 2003. Vì nhu cầu tăng cao nên công ty phải xây nhà máy thứ 2 cũng tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Như vậy, nhà máy sắp tới tại Long An sẽ là nơi sản xuất thứ ba tại Việt Nam của "ông lớn" Hàn Quốc.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.