Những nhận định trên được trình bày tại hội thảo chia sẻ kiến thức về phát triển điện gió ngoài khơi do UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và và Đại sứ quán Đan Mạch đồng tổ chức tại Bà Rịa - Vũng Tàu ngày 3/6/2024.
Các đại biểu tại hội thảo gồm các cố vấn trưởng điện gió ngoài khơi của Cục Năng lượng Đan Mạch và các doanh nghiệp chế tạo cấu kiện cơ khí phục vụ điện gió tại Việt Nam.
Theo ý kiến của các cố vấn, chuyên gia và doanh nghiệp, Việt Nam có tiềm năng lớn về điện gió ngoài khơi.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Công Vinh cho biết phát triển năng lượng tái tạo nói chung và điện gió ngoài khơi được xem là giải pháp đột phá để chuyển đổi năng lượng và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Trong đó, Bà Rịa - Vũng Tàu được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển điện gió ngoài khơi và thuận lợi trong việc hình thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng.
Vì vậy, phát triển năng lượng tái tạo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh và vùng Đông Nam bộ, ông Vinh nói.
Nhận định về tiềm năng, các chuyên gia cho biết Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh có lợi thế cho phát triển điện gió ngoài khơi nhờ tốc độ gió trung bình đạt 8-10m/giây ở độ cao 100m và đáy biển tương đối bằng phẳng.
Về cơ chế cho ngành hiện nay, đại diện Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phát triển điện gió ngoài khơi còn chưa rõ ràng, và vẫn còn thiếu các quy định liên quan đến đầu tư, đất đai và xây dựng.
Bên cạnh đó, Việt Nam chưa có quy định cụ thể về khảo sát địa hình đáy biển, đo gió, đo địa hình, đánh giá tác động môi trường.
Một trở ngại khác được nêu lên tại hội thảo là Việt Nam chưa có quy hoạch không gian biển, còn thiếu quy hoạch phát triển điện gió ngoài khơi.
Như vậy, điều cần thiết để Việt Nam có thể phát triển lĩnh vực này chính là khung pháp lý và quy hoạch của chính phủ.
Tại hội thảo, đại diện Cục Năng lượng Đan Mạch trình bày những kinh nghiệm phát triển điện gió ngoài khơi của nước này, liên quan đến các nội dung như: công nghệ Tuabin gió; mô hình đấu thầu điện gió ngoài khơi; chi phí điện gió, tạo việc làm và hạ tầng cảng…
Đan Mạch được xem là một cường quốc thế giới về điện gió ngoài khơi. Hai tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) và Orsted là những nhà phát triển hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nảy.
Sau hội thảo UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức cuộc họp song phương về phát triển điện gió ngoài khơi trên địa bàn tỉnh.
Bà Rịa - Vũng Tàu đã xác định điện gió ngoài khơi và sản xuất hóa chất quy mô lớn là 2 ngành mới được hy vọng sẽ góp phần tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, một địa bàn quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tiêu biểu trong lĩnh vực điện gió là Tổng Công ty CP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC) thuộc tập đoàn Petrovietnam (PVN) và CS Wind, nhà sản xuất tháp điện gió hàng đầu từ Hàn Quốc.
Trong khi đó, tổ hợp hóa dầu Long Sơn (LSP) với vốn đầu tư đăng ký lên đến 5,4 tỷ USD từ "đại gia" Thái Lan SCG và nhà máy hóa chất Hyosung Vina của tập đoàn đa ngành Hàn Quốc Hyosung đã giúp Việt Nam được biết đến là một nguồn cung các loại nhựa gốc hóa dầu.
Tháng 4 vừa qua, nhà máy sản xuất tháp điện gió lớn nhất Đông Nam Á tại thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) của CS Wind đã bàn giao 10 tháp, công suất 10 MW mỗi tháp, để sử dụng tại dự án gió Jeonnam 1 nằm ngoài khơi tỉnh Jeonnam phía Tây Nam Hàn Quốc.
Trước đó, CS Wind làm lễ khánh thành nhà máy mới có vốn đầu tư hơn 70 triệu USD tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 1 (thị xã Phú Mỹ) vào ngày 13/3. Mười tháp này được sản xuất tại nhà máy mới này, nằm cạnh nhà máy sản xuất đầu tiên của CS Wind (khai trương năm 2003).
Do nhu cầu mua tháp điện gió của thế giới liên tục tăng, "ông lớn" Hàn Quốc này phải tiếp tục xây nhà máy mới với vốn đầu tư 70 triệu USD cạnh bên nhà máy số 1 để sản xuất cho các khách hàng quốc tế.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.