Trong chương trình làm việc tại UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo 2 tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (Đan Mạch) và Enterprize Energy (Anh).
Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) là một trong những nhà phát triển điện gió ngoài khơi và quản lý quỹ toàn cầu hàng đầu thế giới, có trụ sở chính tại Đan Mạch. Hiện CIP đã phát triển và quản lý 50 GW, tương đương 28 tỷ USD tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Anh, Đức... và có kế hoạch đầu tư hơn 110 tỷ USD trong lĩnh vực năng lượng tái tạo đến năm 2030.
Tại Việt Nam, CIP đã thành lập công ty liên doanh và 2 văn phòng đại diện, để nghiên cứu phát triển các dự án điện gió ngoài khơi, bao gồm Dự án điện gió ngoài khơi La Gàn 3,5 GW tại tỉnh Bình Thuận với tổng vốn đầu dự kiến là 10,5 tỷ USD.
Enterprize Energy (EE) là Tập đoàn đa ngành của Anh, hoạt động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên biển và phát triển năng lượng (dầu khí, điện gió ngoài khơi, điện gió trên bờ và nhiệt điện).
Tại Việt Nam, EE đã hợp tác với các nhà đầu tư đến từ Pháp, Đan Mạch và Anh để phát triển Tổ hợp Thăng Long Wind tại tỉnh Bình Thuận với 2 dự án cấu phần. Đó là Thăng Long Wind (TLW) công suất 3.400 MW kết nối lưới điện quốc gia, với tổng mức đầu tư 11,9 tỷ USD. Và Thăng Long Wind 2 (TLW2) để sản xuất và xuất khẩu năng lượng hydrogen từ điện phân nước, công suất 2.000 MW, tổng mức đầu tư 5 tỷ USD.
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao kinh nghiệm và năng lực của 2 tập đoàn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió ngoài khơi và năng lượng mới. Thủ tướng hoan nghênh tập đoàn đã đề xuất, cùng các bộ, ngành, địa phương, cơ quan của Việt Nam để nghiên cứu, triển khai các dự án khả thi, phù hợp với định hướng phát triển của Việt Nam trong giai đoạn tới.
Thủ tướng cho biết, Việt Nam đã phê duyệt Quy hoạch Điện VIII, và ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch này, trong đó khuyến khích khu vực tư nhân, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, tham gia đầu tư các dự án điện tại Việt Nam. Việt Nam đã có thỏa thuận về bán điện tái tạo cho Singapore.
Lãnh đạo các tập đoàn đã trao đổi về các dự án hợp tác đầu tư tại Việt Nam, với mong muốn đóng góp vào mục tiêu rất tham vọng của Việt Nam về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Với các dự án cụ thể của 2 tập đoàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng cơ bản phù hợp với Quy hoạch Điện VIII, đề nghị phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để nghiên cứu, triển khai hiệu quả các dự án đầu tư cụ thể.
Chính phủ cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các tập đoàn nói riêng đầu tư hiệu quả, lâu dài tại Việt Nam.
Các cơ quan chức năng của Việt Nam ước tính cần khoảng 120-140 tỷ USD để triển khai Quy hoạch điện VIII, và thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng trong giai đoạn 10 năm tới.
Việt Nam mong muốn các đối tác nước ngoài tiếp tục tham gia hỗ trợ, tham vấn chính sách, huy động các nguồn đầu tư, tài chính xanh và trực tiếp tham gia đầu tư các dự án năng lượng tái tạo, chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.