3 giờ chiều, chị Bùi Thị Phương Thanh (quận 11, TP.HCM) cùng các nhân viên bắt đầu bày trí các nguyên liệu như dâu tằm, quế hoa, kỷ tử, táo tàu… vào các rổ nan tre bắt mắt. Dù chưa mở cửa, phía trước quán đã có hơn 10 thực khách đứng xếp hàng, chờ đợi để được thưởng thức món trà sữa đất nung Vân Nam gây bão mạng xã hội.
Chị Thanh cho biết, món trà sữa đất nung có nguồn gốc từ vùng Vân Nam (Trung Quốc). Món thức uống nóng này rất được ưa chuộng vào mùa đông vì giúp thực khách có thể xua tan đi cái lạnh ngoài trời. Sau khi chứng kiến quá trình làm ra một thố trà sữa đất nung trong một chuyến du lịch Đài Loan, chị Thanh đã tự mày mò công thức, mang món đồ uống này đến với thị trường Việt Nam.
Mỗi ngày, chị Thanh bán ra khoảng 200 thố trà sữa. Điều làm nên sức hút của món trà sữa đất nung chính là cách chế biến vô cùng đặc biệt. Các thố trà sẽ được nung trực tiếp trên bếp gas đến một độ nóng nhất định, tiếp đến, chị cho trà và đường phèn vàng vào để sao cùng nhau. Cả trà và đường phèn đều được nhập trực tiếp từ Vân Nam để chuẩn vị nhất. Bên cạnh đó, chị Phương Thanh cũng nhập khoảng 40 thố đất từ Vân Nam để phục vụ thực khách.
“Dùng loại thố nung này giúp món trà sữa có vị đặc trưng riêng biệt”, chị Thanh giải thích.
Sau khi trà dậy mùi, chị cho vào thố khoảng 500ml sữa tươi và các loại thảo mộc khác như táo đỏ, hoa cúc, dâu tằm, kỷ tử, quế hoa, đậu biếc, long nhãn… Sau 20 phút, một thố trà sữa đất nung thơm lừng, được trang trí đẹp mắt được trao đến tay thực khách. Khách dùng tại chỗ sẽ được cấp một chiếc cốc, chỉ việc rót trà sữa trực tiếp từ thố vào và thưởng thức.
Hiện tại, quán chị Thanh đang kinh doanh các loại trà sữa chính là hồng trà hoa hồng, hồng trà quế hoa, xanh trà hoa nhài, trà gạo rang thảo mộc, trà hoa đậu biếc… đồng giá 35.000 đồng. Khách thích dùng trà sữa lạnh vẫn có thể căn dặn để chị Thanh tăng thêm lượng đường.
Chờ đợi gần 1 tiếng, chị Hiền Hòa (quận 11) cũng đã có thể thưởng thức món trà sữa “hot trend”. Chị Hòa cho biết, chị rất ấn tượng với cách chế biến cũng như mùi vị thoang thoảng mùi kỷ tử, táo tàu của loại trà sữa này.
“Trà sữa có vị thanh, nhẹ và thơm nên rất dễ uống. Tôi thấy giá cả hợp lý vì một thố đất 35.000 đồng có thể chia cho 2 người uống, tiết kiệm hơn rất nhiều so với các loại trà sữa thông thường”, chị Hòa nói.
Biết đến món trà sữa đất nung thông qua mạng xã hội, anh Trần Tấn Phát (quận 10) liền rủ bạn bè đến thưởng thức. Anh Phát cho rằng hương vị trà sữa vượt xa với kỳ vọng của bản thân.
“Trà sữa được nung ấm nên rất rõ vị. Tôi có thể cảm nhận được vị béo nhẹ của sữa, vị thanh thanh của các loại thảo mộc. Trà sữa được đựng bằng ấm đất nung nên cách uống cũng rất thú vị, tôi cảm thấy 30 phút chờ đợi rất xứng đáng”, anh Phát chia sẻ.
Quán trà sữa đất nung của chị Thanh mở cửa từ 15-22h mỗi ngày, từ độ 19-21h là giờ cao điểm, 5 chiếc bàn được kê tạm trên vỉa hè đường 3/2 (quận 11) luôn trong tình trạng đầy ắp khách.
Trong 4 ngày, chương trình “Tinh hoa làng nghề và đặc sản vùng miền năm 2024" sẽ diễn ra tại quận 1 với sản phẩm đặc sản của nhiều địa phương.
Du khách nước ngoài say mê reo hò cổ vũ theo từng pha bóng đẹp mắt trên mặt bàn cong. Môn chơi mới lạ này mang tên Teqball.
Bộ Tài chính đang tiến hành xây dựng một số chính sách, chế tài mới liên quan đến chính sách thuế bất động sản. Bộ cho biết đã nhận được dư luận rằng đánh thuế bất động sản thứ hai sẽ gây "sốc" thị trường.
Được xem là “trái tim” của dự án đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1 chính là nhà ga hành khách. Nhà ga hành khách đang được đẩy nhanh tiến độ, thi công kết cấu mái khung thép công trình nặng khoảng 32 nghìn tấn.
Du lịch MICE (hội nghị kết hợp du lịch) đang được nhiều doanh nghiệp Việt quan tâm. TP.HCM cũng đang có chính sách để khuyến khích các đoàn MICE quốc tế đến TP.HCM tổ chức hội nghị, khuyến thưởng và du lịch.
Aeon, tập đoàn bán lẻ lớn nhất Nhật Bản lại tiếp tục mở rộng đầu tư tại nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam – thị trường được Aeon xem là quan trọng bật nhất bên ngoài Nhật Bản.