Long An có 36 khu công nghiệp, 44 cụm công nghiệp đang triển khai, thu hút hàng trăm ngàn lao động, chuyên gia… kéo theo nhu cầu nhà ở tăng cao. Trong nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Long An đang nỗ lực để giải "bài toán" nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.
Theo Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt tại Quyết định số 686/QĐ-TTg ngày 13/6/2023, Long An hiện đang là một trong các địa phương có tổng diện tích đất quy hoạch để phát triển công nghiệp lớn nhất cả nước, khoảng 16.272ha với 51 khu công nghiệp và 72 cụm công nghiệp đã được phê duyệt.
Theo số liệu thống kê, Long An là địa phương đang đứng thứ 3 cả nước trong quá trình phát triển các khu công nghiệp, chỉ đứng sau tỉnh Đồng Nai và Bình Dương. Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Long An đứng thứ 13 cả nước và đứng thứ 3 trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chỉ sau tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM.
Việc phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đã thu hút hàng trăm ngàn lao động từ khắp mọi miền đất nước đổ về, kéo theo là nhu cầu nhà ở tăng cao.
Theo số liệu của Sở Xây dựng tỉnh Long An, Hiện nay, trên địa bàn tỉnh mới chỉ có 7 dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân, người thu nhập thấp đã hoàn thành và đưa vào sử dụng với tổng quy mô đất khoảng 5,41 ha. 7 dự án này có tổng diện tích sàn là 76.638 m2, gồm 1.884 căn, đáp ứng cho khoảng 8.000 người. Đây là một con số khá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế về loại hình nhà ở công nhân.
Toàn tỉnh hiện nay có 28 dự án nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp đang triển khai (đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư), diện tích đất xây dựng 218,048 ha với 51.596 căn; Ngoài ra, có 23 vị trí phát triển nhà ở xã hội độc lập với quy mô 207,46ha.
Toàn tỉnh hiện nay có khoảng 4.800 khu nhà trọ do các hộ gia đình, cá nhân tự đầu tư xây dựng với 77.200 căn nhà trọ, diện tích khoảng 354.968 m2, bố trí được 156.200 công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp sinh sống.
Trước thực trang nhu cầu về loại hình nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trên địa bàn tỉnh, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Long An luôn quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện các chính sách phát triển nhà ở xã hội.
Theo kế hoạch, trong năm 2024, dự kiến khởi công 9 dự án quy mô 23,097ha. 9 dự án nhà ở xã hội này sẽ cung cấp 4.969 căn.
Điển hình như dự án nhà ở xã hội trong Khu tái định cư và nhà ở công nhân Phước Đông, xã Phước Đông, huyện Cần Đước do Công ty CP IMG Phước Đông làm chủ đầu tư, quy mô 0,71 ha gồm 400 căn.
Khu Nhà ở xã hội trong Khu đô thị mới Hậu nghĩa – huyện Đức Hòa, do Công ty Cổ phần Phát triển Thành Phố Xanh làm chủ đầu tư, quy mô: 16 ha, 6.399 căn.
Dự án nhà ở xã hội, xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa: do Công ty CP Phương Mai Long An làm chủ đầu tư, quy mô 1,819 ha, 1.086 căn…
Tỉnh Long An đặt ra mục tiêu, đến năm 2030 hoàn thành 71.250 căn nhà ở xã hội.
Để hoàn thành mục tiêu xây dựng 71.250 căn nhà ở xã hội, UBND tỉnh đã giao các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, TP cùng phối hợp, khẩn trương triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể.
Theo đó, đối với 28 các dự án đã chấp thuận chủ trương đầu tư, khẩn trương triển khai các thủ tục giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Lập, phê duyệt quy hoạch, thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật; cấp phép xây dựng...để khởi công, xây dựng ngay trong năm 2024 và 2025.
Đối với các quỹ đất nhà ở xã hội chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư, UBND tỉnh đề nghị các Sở ngành tỉnh, UBND các huyện, rà soát khẩn trương trình duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư; Lập quy hoạch; Thẩm định báo cáo tiền khả thi; Cập nhật dự án vào chương trình kế hoạch sử dụng đất của địa phương… để hoàn thành thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Để giải quyết một cách căn bản nhu cầu nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, tỉnh Long An đặc biệt tập trung vào nhóm giải pháp tạo quỹ đất. UBND tỉnh chỉ đạo các Sở ngành và địa phương phải tập trung rà soát quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất để đề xuất quy hoạch vị trí khu đất phù hợp để đầu tư các khu nhà ở xã hội tập trung theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy và HĐND tỉnh.
Theo đại diện Sở Xây dựng tỉnh Long An, một trong những vấn đề khó khăn nhất hiện nay là trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, mua - bán nhà ở xã hội còn phức tạp và mất nhiều thời gian làm ảnh hưởng đến việc thu hút các nhà đầu tư dự án nhà ở xã hội.
Vấn đề khó khăn thứ 2 là việc phát triển nhà ở xã hội đến nay vẫn phải phụ thuộc vào các doanh nghiệp tham gia xã hội hoá nhưng việc khống chế lợi nhuận không quá 10% nên chưa thu hút được các nhà đầu tư.
Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là quỹ đất. Ở Long An, quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội theo quy hoạch thì đảm bảo, tuy nhiên chưa có quỹ đất sạch, đa phần là đất chưa bồi thường. Điều này là một cản ngại trong việc thu hút các nhà đầu tư.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.