Hôm nay 30/9, TAND tỉnh Bình Dương tổ chức phiên xét xử vụ án hình sự đối với "ông trùm" Công ty CP Tân Tân Trần Quốc Tân và em trai Trần Quốc Tuấn do không chấp hành án.
Kết thúc phiên xét hỏi buổi sáng, HĐXX thông báo trả hồ sơ cho VKS cùng cấp đề nghị làm rõ nhiều vấn đề. Trong đó, tòa đề nghị làm rõ việc liên quan của nhiều người, trong đó có bà Châu Ngọc Phụng (vợ ông Tân) và các nhân viên liên quan đến các hoá đơn tài chính, điều tra làm rõ dầu hiệu đồng phạm trốn thuế.
HĐXX đề nghị làm rõ số tiền chênh lệch trong việc cho thuê kho, xưởng của Tân Tân, những người nhận tiền; việc sử dụng tài sản của Công ty Tân Tân, làm rõ có hay không dấu hiệu hành vi lạm dụng chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản.
Ngoài ra, HĐXX cũng đề nghị làm rõ có hay không hành vi "Làm giả con dấu tài liệu cơ quan tổ chức" trong các tài liệu của Công ty Tân Tân thể hiện. Đế nghị giám định tư pháp về kế toán, kiểm toán của nơi này trong khoảng thời gian từ năm 2019-2022.
Theo cáo trạng, bị cáo Trần Quốc Tân là Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty CP Tân Tân (phường Bình An, TP.Dĩ An). Còn bị cáo Trần Quốc Tuấn là thành viên HĐQT của công ty này.
Công ty CP Tân Tân có 4 thành viên HĐQT là ông Trần Quốc Tân, ông Trần Quốc Tuấn, bà Châu Ngọc Phụng và bà Nguyễn Thị Thanh. Năm 2015, bà Nguyễn Thị Thanh có đơn khởi kiện đến TAND tỉnh Bình Dương đối với HĐQT của Công ty CP Tân Tân. Lý do là nhiều lần bà Thanh yêu cầu HĐQT của công ty cung cấp thông tin về tình hình tài chính, đánh giá hoạt động và bầu lại HĐQT, nhưng các thành viên HĐQT không thực hiện.
Đến ngày 27/9/2018, TAND tỉnh Bình Dương đã có bản án tuyên buộc công ty này phải triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông để bầu lại thành viên HĐQT theo đúng quy định pháp luật; buộc Công ty CP Tân Tân cho bà Thanh được xem xét, trích lục sổ biên bản, nghị quyết của HĐQT, báo cáo tài chính giữa năm và hàng năm. Tuy nhiên, các thành viên HĐQT vẫn không chấp hành.
Đến khi Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bình Dương thi hành bản án (nhiều lần), các thành viên HĐQT vẫn không chấp hành. Sau đó, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bình Dương đã có công văn kiến nghị khởi tố ông Tân, Tuấn và bà Phụng về hành vi không chấp hành án.
Sau quá trình điều tra, Công an TP.Dĩ An xác định ông Trần Quốc Tân cố ý không thực hiện bản án đã có hiệu lực pháp luật, dù có đầy đủ điều kiện để thực hiện. Còn ông Trần Quốc Tuấn cũng có đủ điều kiện để thực hiện bản án với vai trò là thành viên HĐQT, nhưng đã bỏ mặc cho ông Tân điều hành và cố tình không thực hiện bản án.
Riêng đối với bà Phụng, khi cơ quan công an điều tra thì thấy bà Phụng không tham gia vào hoạt động điều hành của công ty nên không xem xét xử lý hình sự.
Trong quá trình điều tra, Công an TP.Dĩ An còn phát hiện từ tháng 7/2015 đến tháng 11/2022, ông Tân có hành vi cho thuê nhà, xưởng và kho thuộc công ty mang lại doanh thu khoảng 8,6 tỷ đồng, nhưng không xuất hóa đơn, kê khai, báo cáo thuế và đã trốn thuế với số tiền gần 1,4 tỷ đồng.
Ngày 8/12/2022, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Trần Quốc Tân về tội Trốn thuế. Ngày 8/5/2023, Cơ quan CSĐT Công an TP.Dĩ An khởi tố vụ án không chấp hành án. Đến ngày 31/5/2023, hai vụ án được nhập thành một vụ án và giao cho Cơ quan CSĐT Công an TP.Dĩ An tiến hành điều tra. Cùng ngày, cơ quan này đã khởi tố bị can Trần Quốc Tân về tội Không chấp hành án. Ngày 18/12/2023, Cơ quan CSĐT Công an TP.Dĩ An khởi tố ông Trần Quốc Tuấn về tội Không chấp hành án. Cả hai bị can đều bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.