Mở phiên giao dịch hôm nay, sắc xanh phủ rộng trên toàn bộ thị trường. Tuy nhiên, một bộ phận cổ phiếu bất động sản, tài chính và thép bắt đầu giảm điểm chỉ sau khoảng 30 phút giao dịch đã tạo áp lực khiến VN-Index quay đầu giảm điểm nhẹ.
Cụ thể, rổ VN30 giao dịch khá tích cực, các mã có tác động tích cực lên chỉ số có VHM, TCB, VNM, GVR, REE, MSN, chỉ 1 mã duy nhất giảm là SSB. Nhiều khả năng cổ phiếu SSB giảm là do phản ứng nhà đầu tư trước thông tin nhiều cổ đông nội bộ của ngân hàng này thời gian gần đây đã đăng ký bán ra cổ phiếu.
Nhóm bất động sản cũng khởi đầu tốt. NVL tăng hơn 2% và cũng là phiên tăng điểm thứ 4 liên tiếp của mã cổ phiếu này. Trong khi đó, chiều ngược lại có PDR, DIG và HDC là những cái tên đang giảm điểm.
Cổ phiếu ngành thép thì có dấu hiệu đuối sức, HSG và NKG đã giảm. Riêng HSG mới thêm thông tin Phó Chủ tịch Trần Ngọc Chu đăng ký bán 1,5 triệu cổ phiếu trong tổng số gần 1,8 triệu cổ phiếu HSG đang sở hữu có thể là nguyên nhân kéo mã này giảm.
Tới 10h45, VN-Index ở mức 1.114 điểm, tăng 0,4 điểm. Nhìn chung, sắc xanh vẫn chiếm ưu thế trên sàn chứng khoán với độ rộng thị trường nghiêng về bên mua với số mã tăng là 340 mã và số mã giảm là 240 mã.
VHM và VCB đang là hai đối trọng lớn trên thị trường. Trong khi, VHM tích cực kéo tăng chỉ số hơn 0,65 điểm thì VCB kéo giảm 0,55 điểm.
Nhóm bất động sản, các "ông lớn" họ Vingroup (VHM, VIC, VRE), NVL, DIG... đều tăng điểm. Nhóm này thậm chí có một số mã tăng trần như L14, HLD, CIG.
Kết phiên giao dịch buổi sáng, VN-Index giảm 0,76 điểm, tương ứng 1.113,06 điểm; Khối lượng giao dịch đạt hơn 372.805 triệu đơn vị, tương ứng hơn 7,5 nghìn tỷ đồng. Toàn sàn có 215 mã tăng giá, 104 mã tham chiếu và 218 mã giảm giá.
Rổ VN30 giảm hơn 2 điểm, ở mức 1.107,76 điểm, trong đó có 7 mã tăng, 6 mã đứng giá và 17 mã giảm.
HNX-Index tăng 0,54 điểm, ở mức 231,03 điểm, khối lượng giao dịch đạt hơn 56.097 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1,17 nghìn tỷ đồng. Toàn sàn có 60 mã tăng giá, 66 mã đứng giá và 65 mã giảm giá.
UPCoM-Index thì giảm nhẹ, khối lượng giao dịch đạt 20.142 triệu đơn vị, tương ứng hơn 302 tỷ đồng. Toàn sàn có125 mã tăng giá, 87 mã đứng giá và 81 mã giảm giá.
Bước sang phiên chiều, áp lực bán ngày càng tăng mạnh. Tuy nhiên, điểm sáng của thị trường vẫn là nhóm bất động sản với các mã như NVL tăng 5%, các mã HDG, PTL, EVG, CEO, DRH, DLG, VHM,... cũng đang tăng trên 1,5%.
Cổ phiếu HAG của Tập đoàn HAGL cũng nhận được lực cầu lớn và nhanh chóng tăng trần lên mức 10.000 đồng/CP; dư mua trần 3 triệu đơn vị.
Từ thời điểm 14h, lực bán gia tăng ở nhóm VN30 khi có tới 24 mã giảm, chỉ còn VHM, MWG tăng nhẹ khiến VN-Index chuyển trạng thái từ xanh nhẹ sang giảm 5 điểm về dưới mốc 1.110.
Cổ phiếu NVL từ tăng 5,5% chuyển trạng thái sang giảm 2%; các mã ngành thép như HSG, NKG, VGS bị bán về mức giá sàn.
Cùng cảnh ngộ, các mid/largecap nhóm bất động sản như DIG, DXG, PDR, TCH, HDC, NLG, QCG... cũng giảm hết biên độ.
Dòng chứng khoán có VCI, VIX, FTS, BSI, CTS bị bán về mức giá sàn... Trong khi đó, ở nhóm bán lẻ, dù chưa nằm sàn nhưng MWG đóng cửa lại mất 6,3%
Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index giảm 25,33 điểm (-2,27%), lùi về 1.088,49 điểm; HNX-Index mất gần 6 điểm (2,58%), lùi về 224.54 điểm và UPCoM-Index mất 1,26%, về 84,95 điểm.
Về giao dịch của khối ngoại, đây là phiên bán ròng thứ 3 liên tiếp trên sàn HoSE, giá trị 444 tỷ đồng. Lực bán gia tăng trên sàn UPCoM với 33 tỷ trong khi cổ phiếu sàn HNX được mua nhẹ 7 tỷ đồng.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.