Những con số đặc biệt sau một tháng Lễ hội áo dài TP.HCM 2023
Q. Huy
28/03/2023 9:35 PM (GMT+7)
Điểm nổi bật gây chú ý nhất tại Lễ hội áo dài năm nay là lần đầu tiên có sự tham dự của những người có hoàn cảnh đặc biệt, trong tiết mục khai mạc "Một thoáng quê hương".
Lễ hội Áo dài TP.HCM lần thứ 9/2023 là kỳ lễ hội có nhiều dấu ấn độc đáo nhất qua 9 lần tổ chức. Trong đó, chương trình diễu hành chủ đề "Tôi yêu Áo dài Việt Nam" có quy mô lớn nhất với 3.000 người tham dự. Ảnh: SDL
Sau gần 1 tháng tổ chức (từ 3/3/2023), Lễ hội Áo dài TP.HCM lần thứ 9/2023 đã chính thức khép lại. Theo Ban tổ chức, đây là kỳ lễ hội có nhiều dấu ấn độc đáo nhất qua 9 lần tổ chức.
Điểm nổi bật gây chú ý nhất tại Lễ hội áo dài năm nay là lần đầu tiên có sự tham dự của những người có hoàn cảnh đặc biệt, trong tiết mục khai mạc "Một thoáng quê hương". Tiết mục do ca sĩ Phương Dung, nhà văn Trà My, nghệ nhân xoắn giấy Thúy Vy cùng đội văn nghệ trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu thể hiện, đã để lại dấu ấn nhân văn cho chương trình.
Lễ hội Áo dài TP.HCM lần 9 cũng gây chú ý đặc biệt với sự tham gia trình diễn của nhiều diễn viên nhất - hơn 650 diễn viên, với thành phần diễn viên đa dạng gồm văn nghệ sĩ, người dân, doanh nghiệp, học sinh, thiếu nhi TP.HCM. Ảnh: SDL
Đây cũng là Lễ hội lần đầu tiên có nhiều đại sứ hình ảnh nhất, với 22 đại sứ. Cũng là Lễ hội Áo dài có thành phần đại sứ đa dạng nhất, từ văn nghệ sĩ, doanh nhân, travel blogger, nhà thiết kế áo dài, nhà ngoại giao, giáo viên…và cả đại sứ người nước ngoài.
Lễ hội Áo dài TP.HCM lần 9 cũng gây chú ý đặc biệt với sự tham gia trình diễn của nhiều diễn viên nhất - hơn 650 diễn viên. Thành phần diễn viên đa dạng nhất, bao gồm 100 văn nghệ sĩ trên các lĩnh vực; người dân, doanh nghiệp, ban ngành, học sinh, thiếu nhi Thành phố.
Lễ hội cũng quy tụ nhiều nhà thiết kế nổi tiếng trong và ngoài nước tham gia, như Nhà thiết kế Sĩ Hoàng, Nhà thiết kế Liên Hương, Đỗ Trịnh Hoài Nam, Việt Hùng, Anna Hạnh Lê, Nhà thiết kế - nghệ nhân vẽ Áo dài Trung Đinh, Trisha Võ, Brian Võ, Dạ Thảo, Linh Bùi, Nguyễn Đức Huy...
Đây cũng là Lễ hội lần đầu tiên có nhiều đại sứ hình ảnh nhất, thành phần đại sứ đa dạng nhất, từ văn nghệ sĩ, doanh nhân, travel blogger, nhà thiết kế áo dài, nhà ngoại giao, giáo viên…và cả đại sứ người nước ngoài. Ảnh: SDL
Đặc biệt là sự hưởng ứng mặc áo dài của các nữ Tổng lãnh sự và phu nhân Tổng lãnh sự các nước, tạo thông điệp về một TP.HCM hội tụ tình yêu áo dài và tràn đầy tình hữu nghị, đoàn kết với bạn bè quốc tế.
Một chương trình gây chú ý đặc biệt nữa tại lễ hội Áo dài TP.HCM lần 9 này, là chương trình diễu hành với chủ đề "Tôi yêu Áo dài Việt Nam" với 3.000 người tham dự, bao gồm lãnh đạo Thành phố, các sở ngành, Hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM, các đại sứ của Lễ hội áo dài, văn nghệ sĩ, diễn viên, học sinh và người dân.
Đây cũng là lần đầu tiên, Lễ hội Áo dài dành nhiều hoạt động tương tác dành cho du khách nhất, như giao lưu đờn ca tài tử Nam bộ, biểu diễn của các ban nhạc dân tộc, triển lãm ảnh áo dài nhiều chủ đề tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ, toạ đàm "Nét đẹp Áo dài Việt – Bảo tồn và Phát triển"...
Lễ hội Áo dài đã trở thành thương hiệu của TP.HCM . Ảnh: SDL
Cùng với đó là một loạt cuộc thi thu hút đông thí sinh hưởng ứng, như Cuộc thi "Duyên dáng Áo dài TP.HCM" với sự tham dự của 400 thí sinh cá nhân và gần 30 tập thể, tạo sự lan tỏa trong việc hưởng ứng Lễ hội Áo dài, góp phần tôn vinh Áo dài Việt Nam. Cuộc thi Áo dài online với 3.412 ảnh dự thi. Ban Tổ chức đã trao 33 giải ảnh xuất sắc cho cá nhân và 12 ảnh xuất sắc tập thể.
Cuộc thi vẽ trên Áo dài dành cho thiếu nhi thu hút hơn 200 em đến từ các quận huyện, TP tham gia thi vẽ, trang trí áo dài với nhiều tác phẩm có hình ảnh mới lạ, chi tiết ấn tượng về TP.HCM.
Hưởng ứng Lễ hội, nhiều đơn vị, doanh nghiệp cũng đồng hành giảm giá, trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ. Như Bảo tàng Áo dài giảm giá vé vào cổng từ 5% - 30%. Đặc biệt, có đến 207 nhà may và 126 các đơn vị bán vải Áo dài, phụ kiện kèm theo Áo dài trên địa bàn thành phố đã thực hiện giảm giá may áo dài, may áo dài lấy nhanh, giảm giá mua vải áo dài và phụ kiện... cho du khách, người dân thành phố.
Khi không tổ chức cấp huyện, đối với việc thay đổi cấp quyết định đầu tư, Chủ tịch UBND TP quyết định việc điều chỉnh cấp quyết định đầu tư của các dự án trước đây thuộc cấp huyện
Trái ngược với dự tính ban đầu, số lượng khách ra đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong kì nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay 2025, tăng hơn khoảng 5% so cùng kỳ năm trước.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Khi không tổ chức cấp huyện, đối với việc thay đổi cấp quyết định đầu tư, Chủ tịch UBND TP quyết định việc điều chỉnh cấp quyết định đầu tư của các dự án trước đây thuộc cấp huyện
Trái ngược với dự tính ban đầu, số lượng khách ra đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong kì nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay 2025, tăng hơn khoảng 5% so cùng kỳ năm trước.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.