Thứ sáu, 22/11/2024

Những vấn đề khiến chuyển đổi số trong nông nghiệp không dễ thực hiện

22/06/2024 8:13 AM (GMT+7)

Nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở TP.HCM than khó chuyển đổi số vì chi phí cao, chưa có chính sách hỗ trợ, nhân lực không đảm bảo...

Theo Chi cục PTNT TP.HCM (thuộc Sở NNPTNT TP.HCM), kết quả khảo sát mới nhất cho thấy, có 68/100 HTX nông nghiệp có áp dụng chuyển đổi số vào một trong các hoạt động quản lý, điều hành, sản xuất, kinh doanh.

Có HTX nông nghiệp chuyển đổi số lên đến tiền tỷ

Hiện nay, TP.HCM chưa có chương trình hỗ trợ chuyển đổi số đặc thù, dành riêng cho sản xuất nông nghiệp nói chung và cho HTX nông nghiệp nói riêng. Một số chính sách góp phần hỗ trợ cho các HTX phát triển sản xuất gắn với chuyển đổi số chưa được ban hành, hoặc được ban hành nhưng chậm triển khai thực hiện.

Những vấn đề khiến chuyển đổi số trong nông nghiệp không dễ thực hiện- Ảnh 1.

Mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao tại TP.HCM. Ảnh: Q.D

Tại Hội thảo “Chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, HTX gắn với phát triển nông nghiệp đô thị” do Chi cục PTNT TP.HCM tổ chức, ông Lâm Ngọc Tuấn - Giám đốc HTX rau thủy canh Tuấn Ngọc (TP.Thủ Đức, TP.HCM) cho biết chi phí đầu tư để chuyển đổi số trong nông nghiệp rất cao. Với mô hình rau thủy canh, chi phí chuyển đối số cho 1.000m2 lên đến tiền tỷ, do đó gây trở ngại cho HTX.

Theo ông, một số hạn chế của việc chuyển đổi số trong nông nghiệp như: yêu cầu cao về kỹ thuật quản lý, rủi ro sự cố công nghệ, phụ thuộc vào hạ tầng mạng, chi phí bảo trì và nâng cấp hệ thống, rủi ro cao về bảo mật.

Trong khi đó ông Nguyễn Hữu Khoa - Giám đốc HTX rau sạch nên ăn (huyện Hóc Môn, TP.HCM) cũng thừa nhận việc chuyển đổi số đối với HTX nông nghiệp là rất khó.

“HTX trước hết cần phải sống được mới thực hiện chuyển đổi số. Hiện nay nhiều HTX khó khăn, có khả năng tan rã. Nếu HTX không sống được, thì chuyển đổi số cũng không có ý nghĩa gì”, ông Khoa cho biết.

TS. Hoàng Văn Việt - Viện Phát triển nguồn nhân lực và kinh doanh - Đại học Kinh tế TP.HCM nói một số rào cản ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp hiện nay có thể kể đến như: chi phí đầu tư cao; hiếu kiến thức và kỹ năng; quy mô nông trại nhỏ lẻ, phân tán, không đồng đều; tâm lý ngại thay đổi, sợ thất bại; cơ sở hạ tầng hạn chế; thiếu hỗ trợ tài chính; chính sách chưa đủ mạnh, nhiều quy định còn phức tạp…

Những vấn đề khiến chuyển đổi số trong nông nghiệp không dễ thực hiện- Ảnh 3.

HTX trồng rau gặp khó trong chuyển đổi số vì chi phí đầu tư cao. Ảnh: L.G

Rào cản của chuyển đổi số trong nông nghiệp là nhận thức và chi phí

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Hữu Hoài Phú - Phó giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM chia sẻ những khó khăn mà các HTX đang gặp phải. Tuy nhiên theo ông Phú, chuyển đổi số trong các HTX nông nghiệp không cần hiểu quá to lớn, vĩ mô.

“Chuyển đổi số chỉ là giải pháp công nghệ nhằm giảm chi phí, tiết kiệm môi trường và hiệu quả quản trị. Chúng ta nghĩ một cách đơn giản như vậy để dễ thực hiện”, ông Phú nói.

Theo TS. Trần Quý - Viện trưởng Viện Phát triển kinh tế số Việt Nam, chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên môi trường số, công nghệ số. Chuyển đổi số không phải chỉ là vấn đề công nghệ mà còn là vấn đề nhận thức và thói quen.

Đồng tình với ý kiến trên, ông Phú thừa nhận, một trong những khó khăn lớn nhất của việc chuyển đổi số hiện nay là thay đổi thói quen, thứ hai là chi phí đầu tư.

Những vấn đề khiến chuyển đổi số trong nông nghiệp không dễ thực hiện- Ảnh 4.

Hiện nay, xu hướng bán nông sản qua sàn thương mại điện tử đang được ưa chuộng, đây cũng là một tiêu chí của việc chuyển đổi số trong nông nghiệp. Ảnh: Q.S

Ông Phú lấy ví dụ, thời điểm TP.HCM chủ trương tăng đàn bò sữa, nhiều người dân vẫn “chung thủy” với cách vắt sữa bò bằng tay. TP.HCM phải mất nhiều năm, nhiều cuộc hội thảo mới thuyết phục được người dân chuyển từ vắt sữa thủ công, sang vắt bằng máy.

Thời gian tới, Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM yêu cầu các cơ quan liên quan khảo sát lại các HTX nông nghiệp và bắt đầu chuyển đổi số từ những điều kiện hiện có.

“Những nội dung gì trước đây chúng ta làm thủ công, bây giờ sử dụng giải pháp công nghệ, đầu tư một lần, giúp tiết kiệm chi phí về lâu dài”, ông Phú đề nghị.

Sau hội thảo, Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường hoạt động thương mại điện tử, tổ chức các phiên livestream bán hàng. Đồng thời, xây dựng đề án chuyển đổi số cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của thành phố để gửi UBND thành phố.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.