Bình Dương: Nỗ lực hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án mở rộng Quốc lộ 13
Trần Khánh
06/07/2022 12:17 PM (GMT+7)
Quốc lộ 13 là công trình trọng điểm của tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, công tác đền bù giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai dự án.
TP.Thuận An là 1 trong những địa bàn phát triển đô thị trọng điểm ở phía Nam Bình Dương.
6 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách nhà nước của TP.Thuận An đạt hơn 2.261 tỷ đồng; đạt 67,19% so với dự toán UBND tỉnh giao. Tuy nhiên, tổng chi ngân sách 6 tháng đầu năm chỉ gần 488 tỷ đồng, đạt 31,9% tỉnh giao.
Ông Nguyễn Thanh Tâm – Chủ tịch UBND TP.Thuận An cho biết, chi ngân sách chưa đạt yêu cầu do ảnh hưởng công tác đầu tư xây dựng cơ bản.
"Các khu tái định cư ở TP.Thuận An chưa xây dựng được đơn giá đất để thực hiện tái định cư", ông Tâm nói.
Dự án nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 13 đoạn qua TP.Thuận An. Ảnh: Trần Khánh
TP.Thuận An đang triển khai xây dựng một số công trình trọng điểm của tỉnh Bình Dương. Trong đó, đường ĐT743 đã cơ bản hoàn thành. Cuối tháng 6, TP.Thuận An đã tiến hành cưỡng chế một trường hợp chậm trễ để đảm bảo công tác thi công.
Với đường Quốc lộ 13, hiện nay, TP.Thuận An đang triển khai công tác tác giải phóng mặt bằng. Đa phần, người dân và doanh nghiệp chấp hành khá tốt chủ trương đền bù để giải phóng mặt bằng.
Tuy nhiên, ông Tâm cho biết, Quốc lộ 13 đoạn từ đại lộ Hữu Nghị về đến ngã tư cầu Ông Bố (dài 2,9km) đang phải điều chỉnh lại đơn giá đất.
TP.Thuận An đề nghị tỉnh sớm thống nhất đơn giá đất. Khi đơn giá đất được phê duyệt thì công tác đền bù giải phóng mặt bằng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
Nhất là đường Quốc lộ 13 đoạn qua phường Vĩnh Phú cho đến cầu Vĩnh Bình, mật độ xây dựng của người dân rất lớn. Đoạn đường này có khoảng 60 hộ dân phải thực hiện giải tỏa trắng.
Giải phóng mặt bằng để thi công Quốc lộ 13, đoạn qua phường Thuận Giao, TP.Thuận An. Ảnh: Trần Khánh
TP.Thuận An đã quy hoạch phần đất rộng 7ha phục vụ tái định cư nhưng chưa thể thực hiện đền bù. Địa phương đã bố trí nguồn vốn khoảng 150 tỷ đồng, vẫn cần thêm khoảng 500-600 tỷ đồng nữa.
"TP.Thuận An rất mong tỉnh tăng cường nguồn vốn để xây dựng khu tái định cư, phục vụ thi công QL13 cũng như dự án đường Vành đai 3", ông Tâm nói.
Đảm bảo lợi ích của người dân khi giải phóng mặt bằng
Dự án nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 13 từ đường Lê Hồng Phong (TP.Thủ Dầu Một) đến Cầu Vĩnh Bình (TP.Thuận An) có chiều dài 12,7 km.
Để mở rộng tuyến đường này, có khoảng 550 cá nhân, hộ gia đình, tổ chức nằm trong diện thu hồi đất. Trong đó có 81 trường hợp phải thực hiện giải tỏa trắng.
Dự án nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 13 đoạn qua TP.Thủ Dầu Một. Ảnh: Trần Khánh
Đoạn qua TP.Thuận An, công tác đền bù giải phóng mặt bằng hiện đạt 80%. Riêng TP.Thủ Dầu Một đang chờ phê duyệt đơn giá đền bù và các thủ tục pháp lý để tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng trong thời gian tới.
Trong lần kiểm tra thực tế mới đây, ông Nguyễn Văn Lợi - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương nhấn mạnh, dự án nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 13 là công trình trọng điểm của tỉnh Bình Dương.
Các cấp các ngành, các địa phương cần tăng cường công tác vận động với người dân. Nếu ai đồng ý thì trả tiền ngay. Ai chưa đồng ý thì tiếp tục đàm phán, thuyết phục người dân vì mục tiêu phát triển chung của cả tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Lợi đề ra mục tiêu, các cấp các ngành, các địa phương phải phấn đấu đến cuối năm 2022 hoàn thành công tác đền bù và giải phóng mặt bằng.
Bình Dương đặt mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2022 hoàn thành công tác đền bù và giải phóng mặt bằng Quốc lộ 13. Ảnh: Trần Khánh
Theo báo cáo từ các địa phương, đền bù giải phóng mặt bằng là công việc khó khăn trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng các dự án.
Ông Nguyễn Văn Lợi cho rằng, để có sự đồng thuận lớn từ người dân, chính quyền các cấp không chỉ tập trung vào công tác tuyên truyền, vận động mà cần có những phương án để đảm bảo lợi ích chính đáng cho các hộ dân.
Để công tác đền bù giải phóng mặt bằng tiến hành thuận lợi, cần phải đảm bảo hài hòa lợi ích chính đáng của người dân. Nhất là những hộ dân thuộc diện giải tỏa trắng.
"Phải đảm bảo mức giá đền bù hợp lý, hỗ trợ kinh phí di dời tài sản, kinh phí tạm cư cho người dân khi chưa nhận đất tái định cư", Bí thư tỉnh ủy Bình Dương nhấn mạnh.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.