3 trục động lực, 4 vùng chức năng để phát triển
Theo quy hoạch nói trên, tỉnh sẽ phát triển theo mô hình "3 trục động lực, 4 vùng chức năng". Đây vừa là điểm kế thừa, nâng tầm của quy hoạch thời kỳ 2021-2030, theo UBND tỉnh.
Ba trục động lực kinh tế gồm: Trục kinh tế động lực công nghiệp - cảng biển Cái Mép - Thị Vải gắn với hệ thống giao thông liên cảng và Quốc lộ 51; trục kinh tế động lực công nghiệp-logistics dọc cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh; trục kinh tế động lực du lịch ven biển dọc đường tỉnh ĐT994 và đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Quy hoạch với tầm nhìn đến năm 2050 cũng gồm 4 vùng chức năng. Đầu tiên là Vùng chức năng công nghiệp-cảng biển nằm ở phía Tây - Tây Nam và Tây Bắc của tỉnh, bao gồm toàn bộ địa giới hành chính TX.Phú Mỹ, TP.Bà Rịa, khu vực phía Tây của huyện Châu Đức và phía Tây - Tây Nam của TP.Vũng Tàu.
Thứ hai là Vùng chức năng du lịch và đô thị biển nằm ở phía Đông Nam của tỉnh.
Vùng này trải dài từ dọc Quốc lộ 55 và phía Đông Nam Quốc lộ 51 đến khu vực ven biển dọc đường tỉnh ĐT994 thuộc địa giới hành chính: TP.Vũng Tàu, các huyện: Long Điền, Đất Đỏ và Xuyên Mộc.
Vùng chức năng nông nghiệp và cân bằng sinh thái nằm ở khu vực phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh; thuộc lãnh thổ hành chính các huyện Đất Đỏ (phía Bắc QL55), huyện Xuyên Mộc (phía Bắc QL55), Châu Đức (phần phía Đông QL56).
Vùng thứ tư là Vùng biển và hải đảo bao gồm vùng không gian biển do tỉnh quản lý và hải đảo, là nơi tập trung phát triển kinh tế biển: Du lịch biển, kinh tế hàng hải, khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản; bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học biển, đảo; nghiên cứu khoa học về biển; phát triển năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới; các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, dịch vụ hỗ trợ ngành dầu khí; hệ thống hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế biển.
Trong vùng thứ tư, tỉnh sẽ phát triển Côn Đảo trở thành khu du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao, đẳng cấp khu vực và quốc tế; là khu bảo tồn di tích lịch sử quốc gia đặc biệt; khu bảo tồn hệ sinh thái đa dạng rừng, biển; đồng thời thực hiện nhiệm vụ quan trọng về bảo vệ quốc phòng và an ninh.
7 điểm nhấn quy hoạch cho mục tiêu phát triển cân bằng
Tại buổi họp báo tại Bà Rịa - Vũng Tàu ngày 28/3 để thông tin về Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh và xúc tiến đầu tư tỉnh (sẽ được tổ chức ngày 30/3), ông Lê Ngọc Linh, Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư, giới thiệu 7 điểm nhấn phát triển chủ yếu trong quy hoạch tỉnh.
Đầu tiên là phát triển, hiện đại hóa cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép - Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển lớn, có tầm cỡ khu vực châu Á và quốc tế; tương xứng với vai trò, chức năng cảng đặc biệt quốc gia.
Thứ hai: Hình thành khu thương mại tự do; xây dựng trung tâm logistics cấp quốc gia gắn với hệ thống cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ.
Phát triển các tổ hợp quy mô lớn về công nghiêp - đô thị - dịch vụ tại thành phố mới Phú Mỹ, thu hút đầu tư các dự án hoá dầu, hạ nguồn hoá dầu, điện - điện tử, sản xuất robot, thiết bị tích hợp vận hành tự động, điều khiển từ xa, internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo. Đây là điểm nhấn thứ ba.
Theo quy hoạch, tỉnh sẽ phát triển thành phố Vũng Tàu trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế.
Điểm nhấn kế tiếp là tiếp tục phát triển Côn Đảo hoàn thiện mô hình khu du lịch quốc gia, trở thành đô thị du lịch sinh thái biển đảo.
Thứ sáu, sẽ phát triển hệ thống đô thị theo hướng đô thị xanh, tạo lập môi trường sống an toàn, trong lành, có chất lượng cao vượt trội so với các đô thị khác trong vùng Đông Nam Bộ.
Điểm nhấn thứ bảy là xã hội phát triển hài hoà với thiên nhiên, kinh tế phát triển bền vững theo xu hướng chuyển đổi xanh dựa trên phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, hướng tới mục tiêu trung hòa carbon (Net zero) vào năm 2050 của Việt Nam.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.