Những chênh lệch lớn về số liệu trước và sau kiểm toán có thể thấy được từ trường hợp của Tập đoàn Lộc Trời (LTG), một trong những công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu gạo.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2023 của LTG, công ty lãi sau thuế 16,5 tỷ đồng, giảm hơn 248 tỷ đồng. So với 265 tỷ đồng trong báo cáo tự lập, kết quả giảm tới 93,8%.
LTG giải thích nguyên nhân là doanh thu các khoản giảm trừ giảm 19,4 tỷ đồng và giá vốn hàng bán tăng 15,8 tỷ đồng chưa phán ảnh phù hợp trong báo cáo tự lập. Ngoài ra, khoản lãi trong công ty liên kết của LTG giảm mạnh gần 316 tỷ đồng so với số liệu trước kiểm toán, xuống còn 527 triệu đồng.
Trước đó, LTG báo lãi từ công ty liên kết tăng đột biến vào quý 2/2023, ghi nhận khoản lãi 327 tỷ đồng. Đây là phần lãi lũy kế của công ty sau khi mua Công ty cổ phần Lương thực Lộc Nhân. Lộc Nhân được Lộc Trời hoàn tất mua lại trong tháng 2/2023. Sau giao dịch này, tỷ lệ biểu quyết và tỷ lệ lợi ích của Lộc Trời tại đây là 49%.
Ngoài lĩnh vực gạo, LTG cũng sản xuất thuốc bảo vệ cây trồng, kinh doanh hóa chất, hạt giống, bao bì giấy. Tập đoàn hiện nay chiếm hơn 20% thị phần thuốc bảo vệ thực vật, và là nhà phân phối hạt giống lớn thứ 2 tại Việt Nam.
Trong báo cáo của mình, tập đoàn cho biết mảng kinh doanh lương thực đi xuống trong năm 2023 có phần do những bất ổn về địa chính trị toàn cầu. Năm 2023, tình trạng bất ổn về chính trị tại nhiều quốc gia trên thế giới dẫn đến bất ổn kinh tế, đứt gãy chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu, gây lo ngại về an ninh lương thực trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, tỷ giá hối đoái và lãi suất biến động liên tục khiến các doanh nghiệp chịu thêm nhiều áp lực. Và một nguyên nhân nữa được LTG đề cập là ảnh hưởng nặng nề bởi hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino.
Tại thời điểm 31/12/2023, tổng tài sản của LTG đạt 11.468 tỷ đồng, tăng hơn 2.700 tỷ so với số đầu năm. Vốn chủ sở hữu đạt 3.068 tỷ đồng trong khi nợ vay tài chính của doanh nghiệp này ở mức gần 6.300 tỷ đồng. Tập đoàn cho biết đang duy trì cơ cấu vốn chủ yếu bằng nguồn nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu, nợ dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ. Cuối năm ngoái, nợ ngắn hạn tăng 52% so với đầu năm và chiểm tỷ lệ 72% trong cơ cầu vốn.
Sau kiểm toán: Kết quả tệ hơn
Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) là một đơn vị lớn trong ngành xây dựng Việt Nam. Công ty tự báo cáo lỗ năm 2023 ở con số 782 tỷ đồng. Sau kiểm toán, số lỗ trở thành 1.115 tỷ đồng.
Trong báo cáo tự lập, HBC đã hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi hơn 310 tỷ đồng. Phía kiểm toán cho rằng HBC đang trong quá trình làm các thủ tục đảm bảo nhưng kiểm toán viên chưa thể xác định được liệu có cần thiết phải điều chỉnh các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính hợp nhất có liên quan đến các khoản tạm ứng này hay không.
HBC đáp lại rằng báo cáo tài chính tự lập "không theo hướng thận trọng đến mức chênh lệch quá xa so với thực tế".
Cũng theo chiều hướng như HBC, báo cáo tự lập của Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) cho thấy lợi nhuận 2023 của công ty là 3,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau kiểm toán, kết quả trở thành lỗ 144 tỷ đồng.
Dù hầu hết các khoản mục đều có sai lệch qua kiểm toán bởi công ty EY, nguyên nhân lớn nhất khiến TTF thua lỗ là do phải ghi nhận thêm 72 tỷ đồng chi phí thuế và lãi chậm nộp theo kết luận thanh tra thuế cho giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2022 do Cục Thuế tỉnh Bình Dương ban hành trong năm 2023.
Thông tin về thời gian Cục Thuế Bình Dương ban hành kết luận thanh tra không được TTF nêu ra. Tuy nhiên, Trường Thanh cho biết gửi 2 công văn cho Cục Thuế Bình Dương để giải trình chênh lệch với một vài khoản mục mà nhóm công ty đã không đồng ý với kết quả thanh tra vào tháng 9/2023 và tháng 1/2024.
Ngoài ra, phía kiểm toán EY còn bổ sung 27,5 tỷ đồng chi phí đầu tư trong giai đoạn nghiên cứu phát triển vật liệu mới tại huyện Bàu Bàng (Bình Dương) và trích lập bổ sung 16,7 tỷ đồng dự phòng các khoản phải thu khó đòi theo quan điểm thận trọng.
Tương tự trường hợp TTF, qua kiểm toán, Công ty cổ phần Miền Đông (MDG) phải ghi nhận thêm chi phí trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi 37,4 tỷ đồng, chủ yếu từ Công ty cổ phần Đầu tư LDG – một khách hàng của Miền Đông. Đây là một khoản trọng yếu vì tương đương hơn 10% quy mô tổng tài sản và khoảng 1/3 vốn điều lệ của Miền Đông.
Chính LDG phải báo lỗ thêm 152 tỷ đồng sau kiểm toán. Nguyên nhân là phía kiểm toán đã điều chỉnh trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho so với báo cáo tài chính quý 4/2023 do LDG tự lập.
Dấu hỏi cho chất lượng của báo cáo tự lập
Theo các chuyên gia, những thay đổi trên báo cáo tài chính qua kiểm toán có thể do khách quan vì có thêm những yếu tố mới tác động trong khoảng thời gian kiểm toán, nhưng cũng có thể xuất phát từ quan điểm và sự thận trọng khác nhau của các bên (như trường hợp của Xây dựng Hòa Bình) trong việc đánh giá các khoản mục, thường tập trung ở vấn đề trích lập dự phòng hay hoàn nhập dự phòng đối với các tài sản như nợ phải thu, tồn kho, khoản đầu tư tài chính.
Trong trường hợp sai lệch lớn, doanh nghiệp tự lập báo cáo phải bị phạt. Đơn cử, Gỗ Trường Thành đã bị xử phạt vi phạm hành chính 150 triệu đồng do công bố thông tin năm 2022. Nguyên nhân là sai lệch số liệu trong báo cáo tài chính quý 4/2021 và báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2022 do điều chỉnh các khoản dự phòng đối với các khoản phải thu từ công ty con và dự phòng các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng.
Các chuyên gia nhiều lần nhấn mạnh: Trong kế toán doanh nghiệp, nguyên tắc thận trọng luôn được xem là yêu cầu quan trọng nhất mà kế toán phải lưu ý để lập báo cáo.
Nguyên tắc thận trọng yêu cầu ghi tăng vốn chủ sở hữu chỉ được thực hiện khi có bằng chứng chắc chắn, còn việc ghi giảm vốn chủ sở hữu phải được ghi nhận từ khi có chứng cứ về khả năng có thể xảy ra. Doanh nghiệp không nên lập quá lớn các khoản dự phòng, không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và khoản thu nhập, không đánh giá thấp hơn giá trị các khoản phải trả và chi phí. Việc ghi nhận chi phí cần có bằng chứng về khả năng phát sinh. Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế.
Qua những trường hợp kể trên, có thể thấy rằng bộ phận kế toán của doanh nghiệp chưa đủ thận trọng cần thiết trong lập báo cáo tài chính. Sau đó, khi báo cáo tự lập đến tay các hãng kiểm toán, các kết quả lại được điều chỉnh với những biến động không nhỏ.
TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm cho biết sau 16 năm thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính, Hà Nội đã có nhiều thay đổi về diện mạo. Bên cạnh đó, quy hoạch Thủ đô còn những thách thức lớn cần giải quyết.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thay mặt Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1117/QĐ-TTg ngày 7/10/2024 phê duyệt quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050.
Lãnh đạo Cục thuế TP.HCM cho biết đơn vị đã hoàn thành việc giải quyết nghĩa vụ tài chính cho 15.800 hồ sơ thuế từ ngày 1/8.
Thông tin bầu Thụy lên kế hoạch xây dựng học viện bóng đá tiêu chuẩn cao nhất châu Á với diện tích 90 ha tại tỉnh Ninh Bình không có gì lạ. Đây là một bước tiến mang tính lô-gíc nếu xét theo các động thái đầy tham vọng của doanh nhân này.
Nhiều cơ hội hấp dẫn hơn đang vẫy gọi các nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam trong năm 2025, nổi bật là chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và các lĩnh vực liên quan đến phát triển xanh, theo tập đoàn đầu tư VinaCapital.
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 9, cả nước có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể. Trong đó, doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 4.233 và chờ giải thể lên đến 7.410 doanh nghiệp.