Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) đã gửi đơn khởi kiện Công ty CP vận chuyển Saigontourist (doanh nghiệp vận hành taxi Saigontourist) lên TAND TP.HCM, vì hãng taxi này vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu.
Logo, thương hiệu nhận diện của Saigontourist Group và taxi Saigontourist na ná nhau, khiến nhiều người hiểu nhầm “cả hai là cùng một nhà”.
Chỉ trong nửa đầu năm nay, taxi Saigontourist liên tiếp xảy ra hai lùm xùm gian lận giá cước.
Mới nhất, thanh tra Sở GTVT TP.HCM đã phối hợp với các lực lượng liên quan kiểm tra taxi biển số 51F-495.26 của hãng taxi Saigontourist và taxi mang biển số 60E-00734 của hãng Saigon Cheap. Kết quả kiểm tra cho thấy hai taxi đều gắn thiết bị gian lận giá cước. Đáng chú ý, tài xế gian lận giá cước lên gấp 10 so với thực tế.
Sự việc gây bức xúc dư luận xã hội. Cơ quan chức năng đã quyết định tạm dừng kinh doanh hoạt động vận tải tại sân bay Tân Sơn Nhất đối với hai hãng taxi Saigontourist và taxi Saigon Cheap.
Cũng trong năm nay, hồi tháng 3/2023, tài xế taxi Saigontourist bị khách hàng bức xúc, tố về việc thu tiền cước cao gấp nhiều lần so với thực tế. Tài xế gian lận cũng đón khách tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Cụ thể, ngày 14/3, tài xế hãng này đã thu số tiền cước 1,2 triệu đồng của một du khách Nhật Bản đi từ sân bay Tân Sơn Nhất về một khách sạn ở quận 1. Trong khi đó, giá cước đồng hồ báo giá chỉ 120.000 đồng, tức tài xế đã “hét” giá gấp 10 lần so với giá cước thực tế.
Vụ việc gây bức xúc dư luận, ngay sau đó Công an cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất, an ninh sân bay và thanh tra Sở GTVT TP.HCM đã phối hợp, kiểm tra và xử lý.
Ngay khi vụ việc đầu tiên xảy ra vào tháng 3, phía Saigontourist Group đã lên tiếng khẳng định hãng taxi Saigontourist không phải đơn vị thuộc Saigontourist Group.
Phía Saigontourist Group cho biết hãng taxi trên đã sử dụng nhãn hiệu (logo) và tên thương mại gần trùng với hình ảnh nhận diện của họ. Vụ việc gây nhầm lẫn về thương hiệu đối với khách hàng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của công ty.
“Đơn vị này đã nhiều lần cố tình sử dụng thương hiệu Saigontourist gây nhầm lẫn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, hình ảnh thương hiệu của Saigontourist Group”, đại diện Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn - Saigontourist Group, khẳng định.
Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) là tập đoàn du lịch 100% vốn nhà nước, trực thuộc UBND TP.HCM. Saigontourist Group ra đời ngày 1/8/1975. Từ năm 1999 đến nay, tập đoàn luôn dùng nhãn hiệu Saigontourist Group trong các hồ sơ, văn bản, hợp đồng, trên các phương tiện truyền thông.
Saigontourist Group cũng đã đăng ký nhãn hiệu độc quyền, không trùng hoặc gây nhầm lẫn với bất kỳ tên thương mại nào.
Saigontourist Group hiện quản lý hơn 100 đơn vị khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, công ty lữ hành, khu vui chơi giải trí, trường đào tạo du lịch, khu triển lãm hội nghị, hội thảo, sân golf, truyền hình cáp…
Còn Công ty CP vận chuyển Sài Gòn Tourist, công ty hoạt động chính trong lĩnh vực vận chuyển, trong đó có hãng taxi Saigontourist. Hiện công ty này đang sử dụng nhãn hiệu, logo Saigontourist và sử dụng tên thương mại Sài Gòn Tourist. Trên thân taxi này hiện nay vẫn có logo, nhận diện thương hiệu tương tự Saigontourist Group.
Thực tế, trước đây, Công ty CP vận chuyển Sài Gòn Tourist trực thuộc Saigontourist Group. Tuy nhiên, kể từ khi cổ phần hóa, năm 2005, công ty này trở thành công ty cổ phần với pháp nhân độc lập và không còn liên quan Saigontourist Group.
Nói thêm về hoạt động du lịch lữ hành hiện nay của Saigontourist Group, phía tập đoàn cho biết họ hiện sở hữu và quản lý Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, một công ty con chuyên kinh doanh các dịch vụ lữ hành, vận chuyển khách du lịch, cho thuê xe du lịch và hoàn toàn không kinh doanh trong lĩnh vực taxi.
Theo Saigontourist Group, việc tiếp tục sử dụng thương hiệu sau khi không còn liên quan nhau gây nhầm lẫn về thương hiệu đối với khách hàng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Saigontourist Group.
Trước khi nộp đơn khởi kiện, Saigontourist Group đã nhiều lần yêu cầu hãng taxi này chấm dứt hành vi vi phạm bản quyền đối với tên thương mại và nhãn hiệu Saigontourist. Công ty vận chuyển đã cam kết chấm dứt việc này nhưng vẫn chưa thực hiện.
Năm 2022, doanh nghiệp vận hành hãng taxi Saigontourist lỗ 381 tỷ đồng, trong khi kế hoạch đặt ra là lãi gần 372 tỷ đồng.
TP.HCM và Hà Nội đang thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD). Nếu lấy tiêu chí 10 triệu dân làm chuẩn cho một siêu đô thị, TP.HCM sẽ trở thành siêu đô thị đầu tiên của cả nước
UBND TP.HCM cho biết từ tháng 5/2023 đến nay, thành phố đã tháo gỡ vướng mắc hoàn toàn cho 8 dự án bất động sản trên địa bàn.
Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ
Trong 4 năm qua, TP.HCM chỉ mới đã hoàn thành 6 dự án nhà ở xã hội. Hiện tại, thành phố đang tìm giải pháp để gỡ pháp lý cho gần 30 dự án, tăng nguồn cung nhà ở.
Chính phủ Thụy Sĩ và Ngân hàng Thế giới vừa ký một thỏa thuận về thúc đẩy tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu tại các đô thị lớn của Việt Nam.
Sau ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 5/11/2024, chưa rõ tương lai của Intel sẽ vẫn là tập đoàn bán dẫn đứng độc lập hay có thể sáp nhập với 1 tập đoàn công nghệ bán dẫn khác ở Mỹ.