Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành nông nghiệp. Trong đó, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi đã phải gánh chịu những tổn thất nặng nề.
- Ước tính sơ bộ tới thời điểm này, bão số 3 đã gây ngập lụt khoảng 200.000ha lúa; làm thiệt hại 50.000ha hoa màu; cây ăn trái thiệt hại khoảng 61.000ha... Riêng đối với chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, thiệt hại rất nặng nề, trong khi đây cũng là 2 lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất của ngành nông nghiệp.
Theo tính toán sơ bộ, bước đầu bão số 3 gây thiệt hại cho ngành thủy sản khoảng 2.500 tỷ đồng; chăn nuôi thiệt hại 2.000 tỷ đồng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến tăng trưởng của ngành nông nghiệp suy giảm khoảng 0,3%, tức gấp đôi cả nước (0,15%). Với các tỉnh miền Bắc, sản lượng lúa gạo và cây ăn trái không lớn lắm, nên những thiệt hại ở lĩnh vực trồng trọt có thể khắc phục nhanh bằng cách đẩy mạnh sản xuất ở ĐBSCL; còn thời vụ thì hiện nay những nơi hứng chịu thiệt hại không còn thời vụ để sản xuất lúa, thay vào đó sẽ đẩy nhanh vụ đông.
Theo đó, Bộ sẽ chỉ đạo hội nghị sản xuất đông xuân luôn. Thực tế, với sản phẩm rau màu thì chỉ khoảng 25 – 30 ngày là có thu hoạch; cây ăn trái thì phục hồi dần. Tương tự, với nuôi trồng thủy sản, Bộ cũng sẽ có một hội nghị phục hồi sản xuất sau bão số 3, sẽ mời các tỉnh cùng đưa ra giải pháp.
Với lâm nghiệp, đến giờ chưa có số liệu cụ thể, song ước tính có khoảng 500.000ha bị thiệt hại. Với các diện tích rừng trồng, chúng ta có thể thu hoạch các cây gỗ bị đổ ngã để làm viên nén, gỗ dăm, đồng thời chuẩn bị cây giống để trồng mới vào mùa xuân.
Thưa Thứ trưởng, đối với sản xuất chăn nuôi, thủy sản, thiệt hại rất nặng nề và cần thời gian dài hơn để khắc phục. Bộ NNPTNT có thể tư vấn thêm bà con giải pháp rút ngắn thời gian nuôi trồng, để kịp thời có sản phẩm phục vụ thị trường cuối năm?
- Thực tế đối với gà công nghiệp, chỉ hơn 1 tháng là có thể xuất chuồng; gà lông màu nuôi trên 3 tháng; vịt, ngan siêu thịt cũng chỉ cần 45 - 50 ngày; riêng con lợn thì sau 4-5 tháng đủ tuổi xuất chuồng. Như vậy, thời gian từ nay tới Tết Nguyên đán và sau Tết còn hơn 4 tháng nữa, chúng ta hoàn toàn có thể phục hồi được lượng sản phẩm bị thiệt hại do bão số 3 và kịp thời phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.
Bộ NNPTNT có đề xuất với Chính phủ như thế nào trong việc khoanh nợ, giãn nợ cũng như thực hiện các quyền lợi bảo hiểm cho các chủ trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại?
- Với những kinh nghiệm khắc phục thiệt hại bão lũ các năm trước, nhất là trận bão năm 2020 ở miền Trung cũng như kinh nghiệm khắc phục thiệt hại dịch tả lợn châu Phi năm 2019, dịch cúm gia cầm..., nếu hỗ trợ theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP thì sẽ không phù hợp với tình hình thực tiễn. Do vậy chúng tôi sẽ đề nghị Chính phủ có một Nghị quyết chuyên đề về hỗ trợ phục hồi sản xuất sau bão số 3.
Đây sẽ là văn bản quan trọng để chúng ta đạt mục tiêu quan trọng nhất là phục hồi sản xuất đối với các tỉnh bị ảnh hưởng.
Trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, rất nhiều hộ phải vay lượng vốn lớn để sản xuất, vậy Bộ đề nghị phương án hỗ trợ bà con giãn nợ, khoanh nợ, chi trả bảo hiểm như thế nào, thưa Thứ trưởng?
- Người chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản hàng hóa quy mô lớn hiện nay đều áp dụng quy mô và phương thức chăn nuôi rất hiện đại, đặc biệt là nuôi biển, nhưng hiện có những hộ bị thiệt hại rất lớn, từ vài chục tỷ đồng cho tới cả trăm tỷ.
Như tôi nói bên trên, để giải quyết vấn đề này, trước hết Bộ sẽ có đề xuất trình Chính phủ ban hành Nghị quyết chuyên đề về hỗ trợ phục hồi sản xuất sau bão số 3, bởi đây là cơn bão có quy mô quá lớn, như Nghị quyết 42 trước đây cũng không bao chùm hết được. Thứ 2 là về giải pháp thực hiện, Bộ sẽ giao cho các Thứ trưởng phụ trách các lĩnh vực họp với các địa phương, hiệp hội ngành hàng để hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật, con giống, vật tư, thức ăn…
Thứ 3, đề nghị Chính phủ có giải pháp đình nợ, giãn nợ cụ thể với những doanh nghiệp, hộ gia đình bị thiệt hại. Đặc biệt phải tiếp tục giải quyết vấn đề bảo hiểm, tái bảo hiểm để phát triển thủy sản, chăn nuôi và các lĩnh vực khác bền vững hơn.
Ngay sau hội nghị do Thủ tướng Chính phủ chủ trì ngày 15/9, chiều 16/9, Bộ NNPTNT đã họp triển khai các chỉ đạo của Thủ tướng. Bộ sẽ có văn bản kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo ngân hàng thương mại trên cơ sở xác nhận của các địa phương để đình hoãn, giãn nợ, khoanh nợ, giảm lãi suất, thậm chí có những hỗ trợ để bà con sớm có nguồn lực tái sản xuất trong thời gian ngắn nhất.
Những thiệt hại đã xảy ra sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung thực phẩm cuối năm thế nào, thưa Thứ trưởng?
- Theo mục tiêu đề ra, riêng nuôi biển năm nay phải đạt 850.000 tấn hải sản; xuất khẩu 800 triệu đến 1 tỷ USD; với chăn nuôi phải đạt 8 triệu tấn thịt, trên 20 tỷ quả trứng, tuy nhiên với những thiệt hại do bão số 3 thì tốc độ tăng trưởng 2 lĩnh vực này sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Để giải quyết nhu cầu thực phẩm từ nay tới cuối năm, nhất là trước, trong và sau Tết, Bộ sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cùng vào cuộc hỗ trợ con giống, thức ăn, vật tư nhằm sớm phục hồi sản xuất, cung ứng đủ cho tiêu dùng nhằm sớm phục hồi CPI, giảm ảnh hưởng tới xuất khẩu và tăng trưởng ở mức thấp nhất.
Với tình hình này, Bộ NNPTNT có tính toán giảm bớt sản lượng xuất khẩu, ví dụ với gạo hay không để bù đắp cho miền Bắc?
- Bộ NNPTNT quyết tâm đạt mục tiêu Chính phủ giao về xuất khẩu nông sản và không điều chỉnh chỉ tiêu.
Chúng ta đã có kinh nghiệm xử lý hậu quả mưa bão ở miền Trung năm 2020 cũng như các năm trước đây, mặc dù khi đó nước trắng trời, nhưng ngay khi nước lũ rút thì toàn hệ thống chính trị, gồm Bộ NNPTNT, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp, địa phương, tất cả lực lượng cùng đồng sức đồng lòng bắt tay ngay vào phục hồi sản xuất kịp thời và tôi tin chắc năm nay chúng ta cũng sẽ làm được.
Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Bamboo Airways sẽ khai thác trở lại đường bay thường lệ tới Bangkok. Đây là động thái đầu tiên của hãng này sau một năm dừng bay thường lệ quốc tế, để tập trung tái cơ cấu.
Bộ Công an khởi tố, bắt giam ông Bùi Thanh Tân, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM và 1 trưởng ban điều hành Dự án 4 thuộc ban này.
"Phố Nhật Bản" giữa lòng TP.HCM - đường Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, quận 1 sẽ được cải tạo, chuyển thành phố đi bộ trong thời gian 19h-23h, tương tự như đường Nguyễn Huệ.
UBND TP.HCM vừa chốt thời gian để các đơn vị hoàn thiện thẩm định bảng giá đất trên địa bàn. Theo đó, lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị trình bảng giá đất trước 14h ngày 16/10.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM băn khoăn TP chưa thể đăng cai SEA Games, chưa được lựa chọn là nơi tổ chức các sự kiện của khu vực, châu lục và thế giới; các thiết chế văn hóa - thể thao của thành phố chưa được đầu tư, phát triển ngang tầm với kinh tế.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của siêu bão số 3 (Yagi) nhưng chỉ số doanh thu bán lẻ, du lịch của nhiều tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng đáng kể.