Thứ bảy, 05/10/2024

Sẽ ra sao nếu áp thuế chống bán phá giá lên thép Trung Quốc?

06/07/2024 10:45 AM (GMT+7)

Sản lượng thép nội địa dự báo sẽ phục hồi do thị trường bất động sản quay lại, các đại lý sẽ có xu hướng tích trữ hàng nhiều hơn trước giai đoạn áp thuế chống bán phá giá. Ngoài kỳ vọng giá thép tăng 5% năm nay, nhóm chuyên gia BSC cũng chỉ ra 3 "ông lớn" sẽ phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ.

Tại báo cáo mới nhất, Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng có hiện tượng bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ do tốc độ giảm giá thép nhập khẩu từ Trung Quốc có xu hướng nhanh hơn so với giá bán trong nước trong giai đoạn POI và POI -1.

Theo nhóm chuyên này, giá bán trong nước chỉ giảm 17% so với cùng kỳ năm trước, trong khi giá nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 28%. Điều này cho thấy tác động ép giá của thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc với biên độ >2% trong giai đoạn 2022- 2024.

Sẽ ra sao nếu áp thuế chống bán phá giá lên thép Trung Quốc?- Ảnh 1.

Nguồn: Báo cáo BSC.

Từ nhận định trên, BSC cho rằng điều này có gây thiệt hại với các doanh nghiệp trong nước, khi tốc độ tăng trưởng sản lượng của sản phẩm bị điều tra cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng sản lượng nội địa.

Theo dữ liệu của BSC, sản lượng sản phẩm bị điều tra từ Trung Quốc tăng 519% cùng kỳ 2023, trong khi sản lượng nội địa tăng 33% trong giai đoạn POI. Trong giai đoạn 2021- POI, tỷ trọng nhập khẩu từ các quốc gia khác liên tục giảm từ 94% xuống 60%. Trong khi đó, tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng từ 6% lên 40%.

Còn trong giai đoạn POI, Sản lượng nhập khẩu từ các quốc gia khác chỉ tăng 6% so với năm 2021. Với yếu tố trên, BSC cho rằng nhập khẩu từ các nước khác không phải là nguyên nhân gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.

Dựa trên 3 yếu tố sơ bộ kể trên , BSC cho rằng sẽ cần 6-8 tháng để Bộ Công thương có kết luận sơ bộ. BSC cũng đưa ra ví dụ vụ việc áp thuế chống bán phá giá (CBPG) thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc năm 2016 mất 8 tháng kể từ ngày khởi xướng.

Do đó, BSC kỳ vọng sớm nhất vào tháng 12/2024 áp thuế CBPG tạm thời và dự báo sẽ áp thuế chính thức vào quý III/2025.

BSC Research gọi tên 3 "ông lớn" ngành thép hưởng lợi

Trong năm 2025, BSC kỳ vọng sản lượng tôn mạ nội địa toàn ngành tăng 20% nhờ áp thuế CBPG tạm thời vào quý I/2025 và chính thức vào quý III/2025 và thị trường Bất động sản nội địa phục hồi. BSC đưa ra mức tăng trưởng 20% dựa trên cơ sở: Nhìn lại giai đoạn trước đó, ngành tôn mạ nội địa tăng 20% trong năm 2017 sau khi áp thuế CBPG và yếu tố thứ hai là mức nền thấp của năm 2024.

Sẽ ra sao nếu áp thuế chống bán phá giá lên thép Trung Quốc?- Ảnh 2.

Nguồn: Trích báo cáo BSC.

Còn với nửa sau năm 2024 - năm 2025, BSC kỳ vọng giá thép sẽ trong xu hướng đi lên. Trong tháng 6, BSC cho rằng giá thép nội địa đang dao động gần vị trí cân bằng về cung – cầu và tương đương với vùng giá tháng 10/2023.

Theo BSC, sản lượng thép nội địa sẽ phục hồi do thị trường bất động sản quay trở lại, các đại lý sẽ có xu hướng tích trữ hàng tồn kho nhiều hơn trước giai đoạn áp thuế CBPG. Do đó kỳ vọng giá thép tăng 5% trong năm 2024.

Từ những nhận định trên, nhóm chuyên gia BSC Research cho rằng, các "ông lớn" ngành thép như Hòa Phát (HoSE: HPG), Hoa Sen (HoSE: HSG) và Nam Kim (HoSE: NKG) sẽ phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ.

Với Hòa Phát, BSC cho rằng kết quả kinh doanh sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2024 nhờ sản lượng thép trong nước tăng và diễn biến giá thép tích cực hơn. Dự án Dung Quất 2 sẽ sớm được lấp đầy tới 90% vào năm 2026 và giúp HPG tăng quy mô doanh thu năm 2026 tới 60% và tăng lợi nhuận năm 2026 lên 2,46 lần so với năm 2024, nhờ tính kinh tế khi quy mô giúp HPG giảm chi phí sản xuất và thời gian đi vào hoạt động của Dung Quất 2 phù hợp với chu kỳ mới của ngành bất động sản và thép.

Sẽ ra sao nếu áp thuế chống bán phá giá lên thép Trung Quốc?- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Còn với Hoa Sen, chuyên gia cho rằng sản lượng tiêu thụ kỳ vọng đạt 1,97 triệu tấn, tăng tới 17% so với cùng kỳ trong năm 2025 nhờ thị trường nội địa phục hồi, áp thuế CBPG thép mạ từ Trung Quốc, giúp HSG đẩy mạnh bán hàng kênh nội địa. Việc HSG đẩy mạnh tỷ trọng kênh nội địa vốn có biên lợi nhuận cao (20%), cùng với đó là diễn biến giá thép HRC thế giới thuận lợi hơn khi nhu cầu thép từ Trung Quốc phục hồi là những yếu tố kỳ vọng giúp biên lợi nhuận đạt 16%, tăng 3,9 điểm % so với năm 2024.

Tại Nam Kim, BSC kỳ vọng sản lượng tiêu thụ đạt 934.292 tấn, tăng 7% trong năm 2025 cũng nhờ các yếu tố giống HSG là thị trường nội địa và áp thuế CBPG. Trong đó, sản lượng tiêu thụ nội địa được kỳ vọng đạt 491.711 tấn, tăng 23%, xuất khẩu 442.581 tấn, giảm 7%. Biên lợi nhuận kỳ vọng đạt 11,3%, tăng 0,6 điểm % so với năm 2024.

Nhóm chuyên gia SSI cho rằng việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá có thể giúp bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất thép mạ kẽm trong nước như HSG, NKG, GDA, HPG trước các sản phẩm nhập khẩu.

Đáng chú ý, theo dữ liệu từ Cục Hải quan, Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,16 triệu tấn thép mạ kẽm trong năm 2023 và khoảng 960.000 tấn trong năm 2022, tương đương khoảng 27% và 22% tổng sản lượng tiêu thụ tôn mạ của toàn ngành vào năm 2023 và 2022. Số lượng này có thể bao gồm cả thép tấm chất lượng cao mà các công ty Việt Nam chưa sản xuất được.

Trong trường hợp Bộ Công Thương đồng ý mở cuộc điều tra thì quá trình điều tra có thể kéo dài 12-18 tháng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Như vậy, việc áp thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng sớm nhất vào cuối năm 2025. Vì vậy, SSI cho rằng tin tức này chưa có tác động đáng kể trong năm tới.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thị trường lao động TP.HCM cần đến hơn 83.000 nhân lực dịp cuối năm

Thị trường lao động TP.HCM cần đến hơn 83.000 nhân lực dịp cuối năm

Nhu cầu nhân lực lao động trên địa bàn TP.HCM có xu hướng tăng cao để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh vào dịp cuối năm. Theo đó, 3 tháng cuối năm 2024 thành phố cần từ 78.120 - 83.328 vị trí việc làm.

TP.HCM đặt mục tiêu thu 53.200 tỷ đồng từ công nghiệp văn hóa đến năm 2025

TP.HCM đặt mục tiêu thu 53.200 tỷ đồng từ công nghiệp văn hóa đến năm 2025

TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ phát triển, trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước và khu vực. Thành phố đặt mục tiêu thu 53.200 tỷ đồng từ công nghiệp văn hóa đến năm 2025.

Giá vàng nhẫn tiếp đà tăng mạnh

Giá vàng nhẫn tiếp đà tăng mạnh

Sáng nay (5/10), giá vàng nhẫn tiếp tục đà tăng mạnh. Trong khi đó, giá vàng miếng SJC vẫn được duy trì ổn định ở mức 82 - 84 triệu đồng/lượng, chênh lệch 2 triệu đồng mua vào bán ra.

Làm rõ việc đầu tư Cảng hàng không Côn Đảo theo hình thức PPP

Làm rõ việc đầu tư Cảng hàng không Côn Đảo theo hình thức PPP

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu báo cáo rõ việc nghiên cứu, triển khai phương án đầu tư Cảng hàng không Côn Đảo.

TP.HCM: Có thể xuất hiện chùm ca bệnh sởi ở nơi tỷ lệ tiêm vaccine thấp

TP.HCM: Có thể xuất hiện chùm ca bệnh sởi ở nơi tỷ lệ tiêm vaccine thấp

TP.HCM đã đạt được độ bao phủ vaccine sởi hơn 95%. Kết quả này giúp kiểm soát dịch sởi ở thành phố, nhưng có thể xuất hiện chùm ca bệnh sởi ở nơi tỷ lệ tiêm thấp.

Giá căn hộ mở bán mới tại TP.HCM ngưng leo thang

Giá căn hộ mở bán mới tại TP.HCM ngưng leo thang

Quý 3 vừa qua, giá căn hộ chung cư mở bán mới tại TP.HCM trung bình giảm 12% xuống còn 68 triệu đồng/m2.