Theo Hội Khoa học và Công nghệ Lương thực - Thực phẩm Việt Nam (VAFoST), ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển vượt bậc, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 10 - 12%.
Trong khu vực Đông Nam Á, doanh thu ngành thực phẩm Việt Nam năm 2023 đã vươn lên vị trí thứ 3, chỉ đứng sau Indonesia và Philippines.
Ngành sản xuất chế biến thực phẩm đã trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, chiếm tỷ trọng đáng kể 19,1% trong nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
PGS.TS. Lê Nguyễn Đoan Duy - Ủy viên Ban thường vụ VAFoST, giảng viên Trường Đại học Công Thương TP.HCM cho biết, sự phát triển mạnh mẽ của ngành thực phẩm và đồ uống đã tạo ra nhu cầu lớn về nguyên liệu thực phẩm để phục sản xuất, chế biến. Việt Nam sở hữu lợi thế tự nhiên trong lĩnh vực nông nghiệp, cung cấp nguồn nguyên liệu thực phẩm và đồ uống dồi dào.
Tuy nhiên, ngành nguyên liệu thực phẩm và đồ uống trong nước vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Chất lượng nguyên liệu còn nhiều hạn chế và thiếu ổn định do quy trình sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ lạc hậu. Biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn gia tăng cũng gây ảnh hưởng lớn đến sản lượng và chất lượng nông sản.
Ông Huỳnh Hiếu – Tổng giám đốc Công ty CP nguyên liệu thực phẩm Monova (quận Bình Tân, TP.HCM) có hơn 20 năm làm trong ngành hương liệu cho thực phẩm cho rằng, Việt Nam còn phụ thuộc khá nhiều vào việc nhập khẩu nguyên liệu và hương liệu phục vụ chế biến thực phẩm.
"Việt Nam là nước có nền ẩm thực đa dạng phong phú. Làm sao mô tả được hương vị thuần túy ẩm thực Việt bằng nguyên liệu của người khác?", ông Hiếu đặt vấn đề.
Theo ông Hiếu, giá trị gia tăng từ việc xuất khẩu nông sản thô không cao. Thời gian gần đây Việt Nam bắt đầu xuất khẩu mì, phở nhưng chủ yếu qua phương thức du lịch. Du khách đến Việt Nam thưởng thức rồi quảng bá giới thiệu, còn sản phẩm thực phẩm ở quy mô công nghiệp, mang quốc hồn quốc túy xuất khẩu thì chưa nhiều.
2 yếu tố quan trọng trong sản phẩm thực phẩm là hương và vị, việc kết tinh được hương và vị truyền thống trong sản phẩm công nghiệp sẽ mang lại giá trị gia tăng. Nhưng giá trị này sẽ không cao, yếu tố cạnh tranh sẽ rất thấp nếu còn phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu từ nước ngoài.
Điều này đòi hỏi nỗ lực rất lớn doanh nghiệp, cũng như sự hỗ trợ tích cực từ chính sách, các chương trình xúc tiến thương mại, giúp doanh nghiệp chủ động nguyên liệu thực phẩm, và kết nối chuỗi cung ứng, ông Hiếu chia sẻ.
Bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM (FFA) cho biết, để phát triển bền vững, ngành thực phẩm và đồ uống nói chung cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp, nhà nước và các tổ chức nghiên cứu.
Việc tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa nguồn nguyên liệu, áp dụng công nghệ hiện đại, và xây dựng chuỗi cung ứng bền vững sẽ là chìa khóa để ngành nguyên liệu thực phẩm và đồ uống Việt Nam nâng cao vị thế.
Bên cạnh đó, việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các loại nguyên liệu, hương liệu, gia vị mới lạ sẽ giúp ngành bắt kịp xu hướng tiêu dùng, nắm bắt được trái tim thực khách khó tính ngày nay.
Triển lãm ngành nguyên liệu thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam - Fi Vietnam 2024 do FFA, VAFoST cùng Informa Market phối hợp tổ chức sắp tới đây nằm trong nỗ lực tìm nguồn nguyên liệu, mở rộng cơ hội kinh doanh ở thị trường năng động này, bà Chi chia sẻ.
Triển lãm Fi Vietnam 2024 từ ngày 9 - 11/10 tại SECC, quận 7 (TP.HCM). Fi Vietnam giới thiệu nhiều sản phẩm, dịch vụ mới về nguyên liệu, hương vị, gia vị và công nghệ ngành thực phẩm và đồ uống, cùng các sản phẩm, nguyên liệu truyền thống của Việt Nam và thế giới.
Trong 4 ngày, chương trình “Tinh hoa làng nghề và đặc sản vùng miền năm 2024" sẽ diễn ra tại quận 1 với sản phẩm đặc sản của nhiều địa phương.
Du khách nước ngoài say mê reo hò cổ vũ theo từng pha bóng đẹp mắt trên mặt bàn cong. Môn chơi mới lạ này mang tên Teqball.
Bộ Tài chính đang tiến hành xây dựng một số chính sách, chế tài mới liên quan đến chính sách thuế bất động sản. Bộ cho biết đã nhận được dư luận rằng đánh thuế bất động sản thứ hai sẽ gây "sốc" thị trường.
Được xem là “trái tim” của dự án đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1 chính là nhà ga hành khách. Nhà ga hành khách đang được đẩy nhanh tiến độ, thi công kết cấu mái khung thép công trình nặng khoảng 32 nghìn tấn.
Du lịch MICE (hội nghị kết hợp du lịch) đang được nhiều doanh nghiệp Việt quan tâm. TP.HCM cũng đang có chính sách để khuyến khích các đoàn MICE quốc tế đến TP.HCM tổ chức hội nghị, khuyến thưởng và du lịch.
Aeon, tập đoàn bán lẻ lớn nhất Nhật Bản lại tiếp tục mở rộng đầu tư tại nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam – thị trường được Aeon xem là quan trọng bật nhất bên ngoài Nhật Bản.