Chủ nhật, 28/04/2024

Thị trường tín chỉ carbon: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp

02/11/2023 3:41 PM (GMT+7)

Các tổ chức xã hội về môi trường và doanh nghiệp đã góp phần làm thay đổi về nhận thức và hành động, chú trọng chuẩn hoá từ ban đầu, để từng bước khai thác được tín chỉ carbon trên thị trường quốc tế.

Nghị định thư Kyoto và Thoả thuận Paris

Theo đó, sức nóng về tín chỉ carbon đang tăng dần với doanh nghiệp xuất khẩu. Từ tháng 10/2023, với các mặt hàng nhập khẩu có nguy cơ ô nhiễm cao, như: thép, xi măng, phân bón, nhôm, hóa chất hữu cơ, nhựa… những lĩnh vực chiếm hơn 90% lượng khí thải công nghiệp tại EU, các nhà nhập khẩu sẽ phải báo cáo lượng khí thải có trong hàng hóa nhập khẩu.

Thị trường tín chỉ carbon: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp  - Ảnh 1.

Ông Trần Thái - chuyên gia, nhà tư vấn liên quan đến thị trường tín chỉ carbon quốc tế

Trong quy định Cơ chế điều chỉnh carbon qua biên giới (CBAM), một phần thuộc Thỏa thuận Xanh châu Âu của Liên minh châu Âu (EU) có đề cập: từ năm 2026, nếu lượng khí thải vượt quá tiêu chuẩn của EU, các doanh nghiệp sẽ phải mua "chứng chỉ khí thải" - tín chỉ carbon.

Đây được xem là một thời cơ cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt thuộc các ngành kể trên, bởi để đáp ứng tiêu chuẩn của EU, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ buộc phải tối ưu hóa quy trình sản xuất và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Điều này có thể dẫn đến giảm lượng khí thải và giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí.

Bên cạnh đó cũng giúp Việt Nam nâng cao uy tín và tiếp cận thị trường quốc tế, giúp phát triển nguồn cung ổn định và giảm thiểu lượng khí thải từ nguồn năng lượng. Từ đó, tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế, cũng như kết nối với các công ty công nghệ tiên tiến, tăng cường chia sẻ kinh nghiệm và công nghệ. Sự khác biệt về nghị định Kyoto trước đây và thỏa thuận Paris hiện nay, còn có nhiều doanh nghiệp chưa thực sự phân biệt được rõ ràng.

Về vấn đề này, ông Trần Thái, chuyên gia - nhà tư vấn liên quan đến thị trường tín chỉ carbon quốc tế, cho biết: Hiệp định Kyoto (Kyoto Protocol) là một hiệp định quốc tế được ký kết tại Kyoto, Nhật Bản vào năm 1997, chính thức có hiệu lực từ năm 2005. Hiệp định này đặt mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đối với các quốc gia công nghiệp phát triển.

Còn Thỏa thuận Paris (Paris Agreement) được ký kết tại Paris, Pháp vào năm 2015, tập trung vào việc giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu. Mục tiêu chính của Thỏa thuận Paris là giảm thiểu nhiệt độ trung bình toàn cầu dưới 2 độ Celsius so với mức nhiệt độ tiền công nghiệp và nỗ lực hướng tới giảm dưới 1,5 độ Celsius.

Ngoài ra, còn có sự khác biệt giữa Tín chỉ carbon và tín chỉ xanh. Tín chỉ carbon (Carbon Credits) là quyền chứng nhận cho việc giảm lượng khí thải hoặc thúc đẩy các hoạt động giảm thiểu lượng khí thải. Cụ thể, một tín chỉ carbon thường đại diện cho việc giảm 1 tấn khí thải CO2 tương đương.

Trong khi, Tín chỉ xanh (Green Credits) thường đề cập đến các giấy chứng nhận cho các hoạt động thân thiện với môi trường, bao gồm không chỉ việc giảm lượng khí thải mà còn các hoạt động, như: tái chế, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, bảo vệ động vật hoặc đa dạng sinh học,

Vận hành thị trường tín chỉ carbon

Dự kiến đến năm 2025, Việt Nam sẽ bắt đầu vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon và đến năm 2028 sẽ hoạt động chính thức. Như vậy, thị trường carbon tự nguyện (voluntary carbon market - VCM), là nơi giao dịch các khoản tín dụng được chứng nhận phát hành từ các dự án carbon, đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho các công nghệ khí hậu mới, quá trình chuyển đổi xã hội công bằng và bảo vệ hệ sinh thái dưới các góc nhìn về: Khuyến khích sự tự nguyện và tự chủ; Hỗ trợ công nghệ bền vững mới; Chuyển đổi xã hội công bằng; Bảo vệ hệ sinh thái và đa dạng sinh học…

Thị trường tín chỉ carbon: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp  - Ảnh 3.

Vòng đời phát triển dự án carbon

Có thể thấy, thị trường carbon tự nguyện không chỉ đơn thuần là nơi mua bán tín chỉ carbon, mà còn là một công cụ quan trọng hỗ trợ cho việc giảm lượng khí thải toàn cầu, tạo điều kiện cho sự đổi mới công nghệ và giúp bảo vệ môi trường, hệ sinh thái của chúng ta.

Về cơ chế vận hành của thị trường carbon, ông Trần Thái cho biết: Đầu tiên, cần xác định đây có thể là một dự án về năng lượng tái tạo, quản lý rừng, quản lý chất thải, hay bất kỳ hoạt động nào khác có thể giảm lượng khí thải hoặc ngăn chặn sự phát thải của chúng. Các dự án cần phải đo lường và ghi nhận lượng khí thải trước và sau khi triển khai các biện pháp giảm thiểu. Sự chênh lệch giữa các lần đo này là lượng khí thải giảm được và làm cơ sở để xác định số lượng chứng chỉ carbon được phát hành.

Thị trường tín chỉ carbon: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp  - Ảnh 4.

Thành phẩm từ gỗ trong dự án của ông Trần Thái

Thông thường, kết quả đo lường và giảm lượng khí thải cần được xác minh bởi một bên thứ ba độc lập, có chuyên môn cao về đo lường khí thải, có thể xác minh rằng các con số được báo cáo là chính xác và đáng tin cậy. Sau khi xác minh, các chứng chỉ carbon được phát hành, mỗi chứng chỉ này đại diện cho một lượng cụ thể của khí thải đã được giảm bớt.

Các doanh nghiệp hoặc tổ chức có nhu cầu mua chứng chỉ carbon để bù đắp lượng khí thải của họ có thể mua chúng từ các dự án đã được chứng minh và xác nhận. Giao dịch này có thể xảy ra trên các sàn giao dịch carbon hoặc thông qua các thỏa thuận song phương. Các dự án cần liên tục theo dõi và báo cáo về việc duy trì các biện pháp giảm khí thải và lượng khí thải thực tế để đảm bảo tính minh bạch và nhất quán của thị trường carbon".

Nhìn chung, việc tham gia vào thị trường tín chỉ carbon, đòi hỏi sự chú ý đến chi tiết và sự đầu tư trong việc thiết lập, duy trì các dự án giảm khí thải. Sự minh bạch, đáng tin cậy và theo dõi liên tục là chìa khoá để thành công trong thị trường này.

Theo doanhnghieptiepthi.vn

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao ghế chủ tịch Bamboo Capital được chuyển cho doanh nhân nước ngoài?

Vì sao ghế chủ tịch Bamboo Capital được chuyển cho doanh nhân nước ngoài?

Doanh nhân Kou Kok Yiow từ Singapore được bầu làm chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bamboo Capital ngày 27/4 để thay ông Nguyễn Hồ Nam, người sẽ đảm nhiệm vị trí chủ tịch Hội đồng chiến lược của tập đoàn.

Hướng tới công nghệ AI, TP.HCM hy vọng hợp tác với NVIDIA

Hướng tới công nghệ AI, TP.HCM hy vọng hợp tác với NVIDIA

TP.HCM mong muốn hợp tác với Tập đoàn NVIDIA để phát triển công nghệ Al ứng dụng vào nhiều lĩnh vực tại Thành phố.

Xu hướng quần lửng trẻ trung, tôn dáng

Xu hướng quần lửng trẻ trung, tôn dáng

Chị em nên bổ sung quần lửng cho tủ đồ để phong cách mùa hè thêm mới mẻ.

Đặc sắc Lễ hội Ẩm thực ba miền tại Thảo cầm viên Sài Gòn

Đặc sắc Lễ hội Ẩm thực ba miền tại Thảo cầm viên Sài Gòn

Lễ hội Ẩm thực ba miền tại Thảo cầm viên Sài Gòn, Quận 1, TP.HCM đang thu hút nhiều người dân, du khách đến vui chơi và thưởng thức. Đây là lần đầu tiên Thảo cầm viên Sài Gòn tổ chức lễ hội ẩm thực để thu hút thêm nhiều du khách đến đây vui chơi vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Người dân TP.HCM thong thả vui chơi, tận hưởng ngày đầu nghỉ lễ 30/4

Người dân TP.HCM thong thả vui chơi, tận hưởng ngày đầu nghỉ lễ 30/4

Đường phố, điểm tham quan, vui chơi tại TP.HCM không quá đông đúc trong ngày 27/4. Nhờ vậy, người dân có thể tận hưởng không khí và thong thả trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Lần đầu tiên, ngành đường sắt đưa tàu có thiết kế "chống say xe" phục vụ hành khách

Lần đầu tiên, ngành đường sắt đưa tàu có thiết kế "chống say xe" phục vụ hành khách

Ngành đường sắt lần đầu tiên đưa loại ghế có thể xoay 180 độ vào khai thác phục vụ hành khách trên tàu SE21/22. Vì vậy, hành khách có thể thoải mái tự điều chỉnh hướng ngồi cho phù hợp, không còn phải lo bị say xe do ngồi ngược chiều khi tàu chạy.