Tháng 2-2023, dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên được tổ chức khởi công sau 20 năm giậm chân tại chỗ. Sáng 13-6, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên có buổi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án này. Tức là chỉ chưa đầy bốn tháng, người đứng đầu Thành ủy TP.HCM đã đích thân đến công trường kiểm tra tiến độ để đảm bảo dự án được triển khai sớm nhất.
Tại buổi giám sát, ông Nên nói rằng ông đến kiểm tra thực tế để thấy việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện của UBND các quận, phường, xã có liên quan và hoạt động trực tiếp của ban quản lý dự án, những công việc cụ thể của sở, ngành liên quan đã triển khai như thế nào, có vướng mắc không.
Việc cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên không chỉ là sự quyết tâm của chính quyền TP mà còn là sự chờ đợi của người dân suốt hai thập niên qua. Đây là con kênh dài nhất TP, đi qua bảy quận, huyện, đồng thời cũng được xếp vào dạng ô nhiễm nhất của TP.
Hàng chục năm qua, tình trạng ô nhiễm trầm trọng của dòng kênh này không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân mà còn gây ngập úng, mất mỹ quan đô thị của bảy quận, huyện nơi dòng kênh chảy qua. Diện mạo chung của đô thị TP.HCM vì thế cũng bị “vạ lây”.
Trong suốt hai thập niên, dự án ì ạch không thể triển khai được vì nhiều lý do như thiếu vốn, khâu bồi thường giải phóng mặt bằng chậm. Tuy nhiên, nhận thấy việc cải tạo 32 km kênh này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chống ngập úng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, TP.HCM quyết tâm đưa vào chương trình đột phá về phát triển hạ tầng.
Cụ thể, tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên là dự án trọng điểm thuộc đề án chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2020-2045.
Mục tiêu của dự án là giải quyết thoát nước, chống ngập và ô nhiễm môi trường, kết nối hạ tầng giao thông. Dự án là trục tiêu thoát nước, chống ngập úng cho diện tích 14.900 ha của khu vực và các khu vực khác có liên quan. Đồng thời dự án cũng góp phần chỉnh trang đô thị và cải thiện môi trường, tăng cường năng lực giao thông cho trục Bắc Nam, góp phần cùng các dự án khác đảm bảo giao thông thủy trên địa bàn TP.
Đến thời điểm này, đa phần những vướng mắc lớn của dự án đã được giải quyết. TP cũng đã sẵn sàng 4.200 tỉ đồng ngân sách cùng với 4.000 tỉ ngân sách trung ương để thực hiện dự án.
Đặc biệt, người dân bị ảnh hưởng bởi dự án ở các quận, huyện nơi có dự án đi qua cũng hết sức đồng tình ủng hộ. Cùng với đó, lãnh đạo TP liên tục quan tâm, theo dõi sát sao tiến độ dự án, nhất là khi TP xác định là công trình chào mừng kỷ niệm 50 ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Như vậy, sau hai thập niên dở dang, dự án nhận được sự quan tâm, đồng thuận đặc biệt từ Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP, tin rằng dự án sẽ về đích đúng vào dịp 30-4-2025 như mục tiêu mà TP đã đặt ra.
Nhu cầu mua vé máy bay về quê đón Tết của người dân liên tục tăng khiến một số đường bay "vàng" từ TP.HCM đi các địa phương đang khan hiếm vé giá rẻ.
Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.
Quốc hội đang xem xét việc tăng thuế VAT đối với lĩnh vực văn hóa từ 5% lên 10% nhận nhiều ý kiến trái chiều. Đáng chú ý, hơn 30 đơn vị điện ảnh đã cùng ký đơn tập thể mong muốn Quốc hội không phê chuẩn việc tăng thuế này.
Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.
Thời điểm này, dù còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday, nhưng theo ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị, không khí giảm giá sớm đã bắt đầu nhộn nhịp. Nhiều người tranh thủ đi mua sắm sớm.