Thứ ba, 15/10/2024

Thời của kinh tế Việt Nam đã đến

14/07/2023 1:00 PM (GMT+7)

Việt Nam cần tận dụng đợt bùng nổ hoạt động sản xuất để thúc đẩy kế hoạch phát triển dài hạn, theo nhận định của Financial Times.


Thời của kinh tế Việt Nam đã đến - Ảnh 1.

Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để đạt được mục tiêu đề ra cho năm 2045 (Ảnh: Bloomberg)

Sau nhiều thập kỷ thể hiện rõ tiềm năng, vận hội kinh tế của Việt Nam có thể đã đến. Thời báo tài chính danh tiếng của Anh - Financial Times - đánh giá, Việt Nam là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở châu Á trong năm trước đó (8%) và là một trong số ít các quốc gia trên thế giới đạt được đà tăng trưởng trong 2 năm liên tiếp kể từ sau đại dịch COVID-19.

Việt Nam đã trở thành bên hưởng lợi ích lớn từ việc các nhà sản xuất nỗ lực “tháo gỡ rủi ro” từ Trung Quốc do căng thẳng địa chính trị giữa Bắc Kinh và phương Tây. Vốn FDI đổ vào Việt Nam đã tăng mạnh, đạt mức cao nhất trong một thập kỷ vào năm 2022. Những tên tuổi lớn bao gồm Dell, Google, Microsoft và Apple đều dịch chuyển nhiều phần trong chuỗi cung ứng của họ tới Việt Nam trong những năm gần đây, và đang muốn dịch chuyển thêm như một phần trong chiến lược “Trung Quốc + 1”.

Sự thu hút của Việt Nam là rất rõ ràng, theo Financial Times. Kể từ cuối những năm 1980, chính phủ đã triển khai chính sách chuyển đổi từ một nền kinh tế kiểm soát chặt chẽ sang mô hình cởi mở hơn. Thêm nữa, do có vị trí sát với Trung Quốc cùng với lực lượng lao động trẻ, được đào tạo tốt và giá rẻ nên Việt Nam đã thu hút được nhiều nhà sản xuất.

Mặc dù ban đầu, sáng kiến “Made in Vietnam” chỉ tập trung vào hàng may mặc, như giày của Nike, nhưng giờ đã bắt đầu liên kết với các sản phẩm điện tử cao cấp như AirPod của Apple.

Nhiều doanh nghiệp đã nắm lấy cơ hội này để đa dạng hóa các chuỗi cung ứng của họ, trong bối cảnh chi phí lao động tăng cùng với những rủi ro chính trị làm xói mòn vị trí điểm đến hấp dẫn của Trung Quốc. Hơn 20 tỉ USD vốn FDI đã đổ vào Việt Nam trong năm ngoái, chủ yếu từ Nhật Bản, Singapore và Trung Quốc. Tỷ trọng nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam đã tăng gần 2 điểm phần trăm kể từ khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung bắt đầu vào năm 2018.

Tái cấu trúc để tăng trưởng bền vững

Đà tăng trưởng kinh tế nhanh nhờ xuất khẩu đã giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo trong những thập kỷ qua, nhưng nền kinh tế của Việt Nam vẫn đang đứng trước ngã rẽ quan trọng, theo nhận định của Financial Times. Trong ngắn hạn, để tiếp tục thu hút các nhà đầu tư, Việt Nam cần phải củng cố môi trường kinh doanh. Trong dài hạn, để đạt được mục tiêu tham vọng trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cũng cần tăng cường lĩnh vực sản xuất để đa dạng hóa nền kinh tế.

Trong thập kỷ tiếp theo, Financial Times cho rằng, Việt Nam cần tăng năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong các kế hoạch đầu tư của các nhà sản xuất. Dân số trẻ giúp Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào, nhưng sự cạnh tranh về kỹ năng kỹ thuật ngày càng tăng. Các trường dưới bậc đại học của Việt Nam đang vượt trội trên toàn cầu, nhưng trường đại học và trường đào tạo nghề lại cần được cải thiện. Quy trình xét duyệt kế hoạch đầu tư vẫn còn khá phức tạp. Trên hết, cơ sở hạ tầng của Việt Nam cần được nâng cấp – mạng lưới điện đang phải chịu sức ép do nhu cầu điện năng công nghiệp ngày càng tăng.

Tuy nhiên, thời báo tài chính danh tiếng của Anh đánh giá rằng, khi nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng, lương cũng sẽ tăng, bởi vậy không thể mãi dựa vào mô hình chi phí thấp. Sự phụ thuộc vào xuất khẩu để đạt lấy đà tăng trưởng sẽ khiến Việt Nam dễ bị tổn thương bởi môi trường thương mại toàn cầu.

Theo thời gian, Việt Nam sẽ cần phải tái đầu tư lợi ích từ đà tăng trưởng cao để hỗ trợ phát triển thêm những lĩnh vực sản lượng cao và giàu tri thức hơn, để đạt được mục tiêu cho năm 2045. Các dịch vụ “xương sống” như tài chính, logistics và dịch vụ pháp lý tạo ra những công việc đòi hỏi kỹ năng cao và tăng thêm giá trị cho các ngành nghề hiện tại. Financial Times cho biết, World Bank cũng khuyến nghị Việt Nam hỗ trợ nhiều hơn cho ứng dụng công nghệ, tăng cường kỹ năng quản lý và khắc phục những hạn chế đối với FDI trong ngành dịch vụ.

"Có thể hiểu được tại sao các nhà sản xuất lại tỏ ra hứng thú với Việt Nam. Nhưng còn nhiều việc cần làm để chuyển biến xu hướng 'giảm thiểu rủi ro' hiện nay thành sự thịnh vượng lâu dài", Financial Times nhấn mạnh.

Theo Financial Times

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh thu bán lẻ tăng trưởng mặc siêu bão Yagi

Doanh thu bán lẻ tăng trưởng mặc siêu bão Yagi

Mặc dù chịu ảnh hưởng của siêu bão số 3 (Yagi) nhưng chỉ số doanh thu bán lẻ, du lịch của nhiều tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng đáng kể.

Kịch bản nào cho thị trường bất động sản nhà ở cuối năm?

Kịch bản nào cho thị trường bất động sản nhà ở cuối năm?

Thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam cuối năm 2024 sẽ có chuyển biến tích cực, với nguồn cung mới cải thiện đáng kể so với quý 3/2024. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng còn cần nhiều yếu tố để tạo nên kịch bản lý tưởng, hoặc kỳ vọng, thách thức cho thị trường…

TP.HCM cấp "phao cứu sinh" cho doanh nghiệp dịp cuối năm

TP.HCM cấp "phao cứu sinh" cho doanh nghiệp dịp cuối năm

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, những tháng cuối năm, TP.HCM sẽ có nhiều gói vay ưu đãi dành cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa để ổn định sản xuất, kinh doanh.

Thêm 2 đại gia chứng khoán bị tuýt còi, phải nộp phạt hàng trăm triệu đồng

Thêm 2 đại gia chứng khoán bị tuýt còi, phải nộp phạt hàng trăm triệu đồng

Hai đai gia trên thi trường chứng khoán là FPTS và Pinetree bị phạt do vi phạm về công bố thông tin và nhân sự và cấp giao dịch ký quỹ với mã chứng khoán không được phép, lần lượt số tiền là 177,5 triệu và 190 triệu đồng.

"Khai tử" mạng di động 2G, hơn 770 nghìn thuê bao sẽ bị khóa

"Khai tử" mạng di động 2G, hơn 770 nghìn thuê bao sẽ bị khóa

Hôm nay 15/10, các nhà mạng sẽ ngừng cung cấp dịch vụ 2 chiều (bao gồm nghe và gọi) đối với các thuê bao còn sử dụng mạng 2G Only. Theo đó, hơn 770 nghìn thuê bao sẽ bị khóa.

Làm đường sắt đô thị, TP.HCM "xin" giữ ngân sách thu vượt dự toán

Làm đường sắt đô thị, TP.HCM "xin" giữ ngân sách thu vượt dự toán

UBND TP.HCM đề xuất giữ được lại toàn bộ số thu ngân sách vượt dự toán đối với phần thu chia sẻ giữa Trung ương và địa phương giai đoạn 2026-2030 để làm đường sắt đô thị.