Chiều 1/6 tại họp báo thường kỳ Chính phủ, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT đã trả lời về việc doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường gia tăng mạnh trong thời gian gần đây, đặc biệt tính đến hết tháng 5/2024, cả nước có trên 97.300 doanh nghiệp khó khăn, tháo chạy khỏi thị trường, hơn 98.800 doanh nghiệp thành lập mới.
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, tình hình đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp là vấn đề nóng hổi được xã hội và dư luận quan tâm. Đặc biệt trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội vừa qua tại Quốc hội, rất nhiều đại biểu Quốc hội cũng quan tâm đến tình hình doanh nghiệp.
"Tình hình đăng ký kinh doanh tháng 5/2024 có dấu hiệu tích cực, thể hiện qua những con số. Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp gia nhập thị trường, quay trở lại hoạt động trong tháng 5 đạt 20.000 doanh nghiệp, bằng gấp 1,7 lần so với doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường; tăng 10,6% so với cùng kỳ", ông Phương nêu.
Theo lãnh đạo Bộ KH&ĐT, phải nhìn nhận tổng thể hơn khi tính chung cả 5 tháng, xu hướng cho thấy số lượng doanh nghiệp thành lập mới, tái gia nhập thị trường nhiều hơn so với doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Cụ thể doanh nghiệp thành lập mới và tái gia nhập là 98.800 doanh nghiệp, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 97.300 doanh nghiệp, tuy có cao hơn nhưng không đáng kể khoảng hơn 1.000 doanh nghiệp.
"Điều này cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn", ông Phương nêu.
Lãnh đạo Bộ KH&ĐT cho biết sẽ theo dõi chặt chẽ và báo cáo định kỳ với Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ trên tinh thần các tín hiệu tích cực về sự phục hồi của nền kinh tế, về đăng ký doanh nghiệp mới tăng thêm. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi bối cảnh còn rất nhiều khó khăn.
"Tại phiên họp Chính phủ sáng nay, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy tích cực tập trung vào 3 hướng", ông Phương nêu.
Theo ông này, giải pháp thứ nhất là tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là về thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp gia nhập thị trường, kinh doanh thuận lợi.
Thứ hai là cải thiện yếu tố đầu vào, đặc biệt là hỗ trợ thông qua chính sách tài khóa, tiền tệ, bao gồm tiếp tục duy trì và bảo đảm tính chất ổn định, hỗ trợ cho doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận tín dụng; kiến nghị các cấp thẩm quyền tiếp tục xem xét các chính sách giảm thuế; giảm, hoãn phí, lệ phí… để tăng khoản tiền cho doanh nghiệp, hỗ trợ yếu tố đầu vào và các giải pháp cho các yếu tố đầu ra.
Thứ ba là liên quan đến thị trường xuất khẩu của nước ta, thúc đẩy các giải pháp để các doanh nghiệp sớm có các đơn hàng mới tăng thêm để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Quốc hội đang xem xét việc tăng thuế VAT đối với lĩnh vực văn hóa từ 5% lên 10% nhận nhiều ý kiến trái chiều. Đáng chú ý, hơn 30 đơn vị điện ảnh đã cùng ký đơn tập thể mong muốn Quốc hội không phê chuẩn việc tăng thuế này.
Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.
Thời điểm này, dù còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday, nhưng theo ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị, không khí giảm giá sớm đã bắt đầu nhộn nhịp. Nhiều người tranh thủ đi mua sắm sớm.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday - sự kiện mua sắm lớn nhất năm, nhưng nhiều thương hiệu đã triển khai khuyến mãi sớm thu hút sức mua từ người tiêu dùng, nhất là các chị em.
17 đoàn tàu của tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã được đăng kiểm và cấp chứng nhận an toàn sau thời gian chạy thử nghiệm.