Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có tổng mức đầu tư khoảng hơn 5 tỷ USD (tương đương 128.000 tỷ đồng) và phân kỳ làm 7 giai đoạn. Trong đó giai đoạn 1, đưa vào khai thác năm 2027 và hoàn thành đầu tư vào năm 2045.
Với vị trí gần các tuyến hàng hải quốc tế đi qua Biển Đông, đây này được xem là dự án siêu cảng vì có nhiều lợi thế cạnh tranh, thu hút nguồn hàng quốc tế tới từ các quốc gia trong khu vực như Campuchia, Thái Lan, Brunei, Philippines, khu vực phía nam Trung Quốc…
Mới đây, tại Hội nghị Hội đồng Điều phối vùng Đông Nam bộ lần thứ 5 với chủ đề "Tăng trưởng kinh tế 2 con số vùng Đông Nam bộ năm 2025: Thách thức, cơ hội và giải pháp", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo rõ về dự án siêu cảng này.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu cấp bách phải giải quyết những vướng mắc và thúc đẩy các dự án trọng điểm trong vùng với lộ trình cụ thể.
Đối với Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, lãnh đạo Chính phủ đã giao Bộ GTVT phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện thủ tục trong tháng 12.
Trước đó vào tháng 3/2024, TP.HCM đã trình Thủ tướng Đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, đưa vào khai thác giai đoạn 1 trước năm 2030.
Theo Đề án, vị trí Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sẽ được đặt ở khu vực cù lao Con Chó (xã Thạnh An, huyện Cần Giờ).
Đây là vị trí nằm ở cửa sông Cái Mép - Thị Vải, trong vịnh Gành Rái, gần các tuyến hàng hải quốc tế đi qua Biển Đông, thuận lợi để phát triển cảng trung chuyển quốc tế.
Công trình được kỳ vọng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với Singapore, Malaysia.
Theo Báo cáo của Sở GTVT TP.HCM, Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ đề ra mục tiêu xây dựng cảng trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế của TP.HCM, thu hút các hãng tàu, hãng vận tải, chủ hàng và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong và ngoài nước tham gia vào chuỗi cung ứng vận tải thế giới.
Tổng chiều dài của cảng chính dự kiến khoảng 7km với bến sà lan dự kiến khoảng 2km. Tổng diện tích cảng ước tính 571ha, trong đó khoảng 469,5ha gồm cầu cảng, kho bãi, giao thông nội bộ, khu nhà ở công nhân viên điều hành, hạ tầng kỹ thuật... và 101,5ha là diện tích vùng nước hoạt động cảng.
Theo ước tính, sản lượng hàng hóa năm đầu tiên qua cảng có thể đạt 2,1 triệu TEU (1TEU bằng 1 container 20 feet).
Sau 7 giai đoạn đầu tư, lượng hàng hóa qua Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ đạt khoảng 16,9 triệu TEU vào năm 2047, đóng góp vào ngân sách 34.000 - 40.000 tỷ đồng mỗi năm khi khai thác hết công suất.
Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, TP.HCM khẩn trương hoàn thành các thủ tục triển khai Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM trong tháng 12/2024, cơ bản hình thành Trung tâm trong quý I/2025.
Trong tháng 11, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM ghi nhận giảm điểm so với tháng trước đó, song nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin vẫn tăng và dự kiến tăng cả năm 2024.
Nhiều đơn hàng trên sàn thương mại điện tử Temu đình đám của Trung Quốc không được thông quan và giao dịch tại Việt Nam trong hôm nay. Nguyên nhân là Temu vừa tạm dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Nghĩa vụ của Temu là phải chuyển trả lại tiền cho người tiêu dùng.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 18 thuộc Cục QLTT TP.HCM liên tiếp phát hiện nhiều vụ việc kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc ở huyện Hóc Môn. Đặc biệt, đã chuyển 1 hồ sơ vụ việc có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu cho cảnh sát để điều tra.
Nhu cầu đi lại bằng tàu hoả để về quê, du lịch trong dịp Tết của người dân vẫn rất lớn. Chỉ sau 2 tháng mở bán, ngành đường sắt đã bán thành công hơn 137.000 vé.
Các lò giết mổ công nghiệp tại TP.HCM vẫn "ế" khách dù chi phí đầu tư cao và thành phố đã chấm dứt hoạt động giết mổ thủ công từ ngày 1/4/2023.