Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 418 ngày 13/9 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về Hồ sơ chủ trương đầu tư Dự án Bến cảng trung chuyển quốc tế cửa ngõ Sài Gòn (tên theo Quy hoạch là bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ).
Việc đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ chỉ thực hiện khi đáp ứng yêu cầu vì lợi ích quốc gia và dân tộc, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo kết luận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm thẩm định, chỉ rõ các điều kiện, mục tiêu và yêu cầu về đầu tư, khai thác của Dự án bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, trong đó tập trung xác định các yếu tố cho giai đoạn 5 năm tới (đến năm 2030).
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ và UBND TP.HCM sử dụng tối đa thông tin, số liệu của Đề án xây dựng bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ do UBND TP HCM lập để cập nhật, hoàn thiện Hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đáp ứng tốt nhất cho việc thẩm định, xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.
Ngoài nội dung đánh giá tác động, mối quan hệ giữa dự án cảng Cần Giờ và khu bến cảng Cái Mép thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cần chỉ rõ phương án kế hoạch đầu tư hạ tầng kết nối theo đúng định hướng, quy hoạch phát triển của TP HCM (TP HCM chịu trách nhiệm công bố kế hoạch phát triển các hạ tầng như giao thông, điện, nước… phục vụ đầu tư, khai thác cảng Cần Giờ.
Phó Thủ tướng yêu cầu TP.HCM căn cứ theo Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu xem xét bổ sung một số tiêu chí quan trọng khác để lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, có thể xem xét các nội dung như: thu hút được hãng tàu có đội tàu chiếm tỷ trọng lớn trên thế giới; yêu cầu về quy mô đầu tư, vốn đầu tư xây dựng trong 5 năm (phải hoàn thành đầu tư 4 bến cảng với tổng vốn khoảng 1,5 tỷ USD; hợp tác với doanh nghiệp trong nước để đầu tư, khai thác cảng; thực hiện đúng cam kết thu hút được khối lượng hàng hóa quốc tế trung chuyển qua cảng ...
Nhà đầu tư được lựa chọn phải bảo đảm thực hiện đầu tư theo đúng phương án đầu tư tổng thể, đồng bộ, theo đúng lộ trình, phân kỳ đầu tư theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước và đề xuất của TP.HCM.
Do dự án liên quan đến khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam (là khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ) có giá trị và ý nghĩa rất lớn đối với TP.HCM và khu vực, nên phải đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện về tác động, ảnh hưởng đến môi trường; việc xem xét quyết định chủ trương đầu tư kiên quyết không "hy sinh" môi trường, chỉ rõ khu vực, diện tích cần chuyển mục đích sử dụng rừng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Ngoại giao phải nêu ra đầy đủ, cụ thể và có chính kiến rõ ràng liên quan đến tác động của môi trường đến Dự án.
Về công nghệ, Phó Thủ tướng yêu cầu phương án công nghệ khai thác cảng được định hướng hiện đại, thân thiện với môi trường, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới và được xác định theo thiết kế tổng thể và cụ thể hóa cho từng giai đoạn bảo đảm Nhà đầu tư khai thác hiệu quả tốt nhất. Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm làm rõ trong trong Báo cáo và định hướng rõ yêu cầu trong bước sau phải thực hiện để lựa chọn nhà đầu tư. Các nội dung này phải được nêu rõ trong chủ trương đầu tư Dự án.
Về tiêu chí cảng xanh: Báo cáo thẩm định và dự thảo quyết định chủ trương đầu tư phải xác định rõ nội dung yêu cầu TP.HCM và nhà đầu tư phải thực hiện đầu tư hạ tầng bảo đảm tiêu chí cảng xanh giai đoạn đến 2030, 2035 và 2050 (kế hoạch, lộ trình cung cấp nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường, đầu tư các hạ tầng, yêu cầu của đội tàu đến cảng).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm đánh giá, thẩm định đầy đủ các nội dung liên quan theo quy định (như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng, công nghệ, môi trường, thời hạn, phân kỳ đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội, vốn đầu tư,…) bảo đảm khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư đã được xem xét kỹ lưỡng, đầy đủ theo quy định pháp luật, nhất là vấn đề môi trường (không bỏ qua và không "hy sinh" môi trường; phải bảo đảm lợi ích tổng thể hài hòa, tránh tạo ra các xung đột, ảnh hưởng tiêu cực đến các dự án khác).
Cần Giờ được ví như là lá phổi xanh của TP.HCM. Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ là khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận năm 2000. Nằm cách trung tâm TP. HCM gần 40km, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ có tổng diện tích hơn 75.000ha, trong đó vùng lõi rộng 4.721ha, vùng đệm 41.000ha và vùng chuyển tiếp 29.00ha. Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ.
Để phục vụ nhu cầu người dân, ngành đường sắt sẽ bổ sung nhiều đoàn tàu kết nối TP.HCM và các tỉnh miền Trung trong cao điểm Tết Nguyên đán.
Phần lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết của SATRA giảm mạnh phần nào cho thấy sự khó khăn của liên doanh Heineken tại thị trường Việt Nam. Hồi tháng 6, Heineken cũng vừa đóng cửa một nhà máy tại Quảng Nam.
Giá gạo ST25 thời gian qua liên tục tăng. Ngay cả thương hiệu gạo ST25 của kỹ sư Hồ Quang Cua trước đây ít bị tác động trong những đợt tăng giá nhưng cũng đã điều chỉnh 2 lần trong tháng 9. Vì sao vậy?
Nếu chào bán thành công gần 50 triệu cổ phiếu, Đồng Tâm Group sẽ tăng vốn điều lệ từ hơn 995 tỷ đồng lên gần 1.493 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức vừa ký quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị - dịch vụ Long Thành tại huyện Long Thành.
Ngày 2/10, Hội thảo quốc gia “Đất và phân bón” lần thứ nhất năm 2024 do Cục Trồng trọt phối hợp Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) và Công ty CP Phân bón Bình Điền tổ chức đã diễn ra tại TP Cần Thơ