Đáng chú ý là các thương hiệu cao cấp, xa xỉ trên thế giới đang tìm cách đẩy mạnh khai thác thị trường gần 100 triệu dân trong nước…
Thương hiệu nội ngoại chìm nổi theo chuỗi cà phê và ẩm thực Kỷ lục doanh nghiệp rời thương trường cán mốc 100.000 trong nửa năm
Sau khi mở 18 cửa hàng tại các thành phố lớn ở TP.HCM, Hà Nội và Hải Phòng, mới đây lần đầu tiên nhà bán lẻ thời trang Uniqlo mở cửa hàng tại Bình Dương, đánh dấu sự hiện diện ở một tỉnh lẻ của thương hiệu thời trang Nhật Bản này. Dù vậy, cửa hàng Uniqlo Aeon Mall Bình Dương Canary vẫn có diện tích gần 1.500 m2 được vận hành, bài trí và có dịch vụ đạt chuẩn toàn cầu của tập đoàn.
Chia sẻ về việc mở cửa hàng đầu tiên tại tỉnh Bình Dương vào cuối tháng 6 vừa rồi, ông Nishida Hideki, tân Tổng giám đốc Uniqlo Việt Nam, cho rằng với tốc độ tăng trưởng GDP ấn tượng, cùng lợi thế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam liền kề TP.HCM, Bình Dương đã và đang trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của cả nước với cơ sở hạ tầng phát triển.
“Việc mở rộng hoạt động tại Bình Dương là một trong những cột mốc quan trọng tiếp theo trong kế hoạch phát triển dài hạn của Uniqlo tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ mang đến các dòng sản phẩm LifeWear chất lượng cao với mức giá hợp lý đến với khách hàng ở Bình Dương, đồng thời tiếp tục mang đến những đóng góp tích cực cho nền kinh tế và cộng đồng tại nơi có các cửa hàng uniqlo vận hành”.
Trong khi đó, Hublot, thương hiệu đồng hồ nổi tiếng của Thụy Sĩ gần đây thông qua đối tác phân phối độc quyền The Hour Glass cũng đã tạo cú hích lớn tại thị trường Việt Nam với việc khai trương cùng lúc 2 cửa hàng tại trung tâm thương mại Union Square (TP.HCM) và Tràng tiền Plaza (Hà Nội).
Điều gây sự chú ý là CEO của Hublot, ông Ricardo Guadalupe cũng đã xuất hiện khi khai trương hai cửa hàng độc lập này bên cạnh sự mở cửa hàng Hublot tại trung tâm thương mại Saigon Centre (TP.HCM), cho thấy thương hiệu đồng hồ này đặt nhiều kỳ vọng vào tiềm năng phát triển ở thị trường Việt Nam.
Tính đến nay, Hublot có 9 cửa hàng độc lập tại thị trường Đông Nam Á và 3 trong số đó là ở Việt Nam. Theo ông Ricardo Guadalupe, các cửa hàng độc lập sẽ tiếp tục là chiến lược chủ đạo của Hublot nhằm giúp khách hàng tiếp cận sâu hơn với những gì đang diễn ra tại Thụy Sĩ, đồng thời nâng cao tầm nhìn và sự hiện diện của Hublot trong một thị trường có nhiều sự cạnh tranh.
“Cửa hàng mới tại Union Square và Tràng Tiền Plaza sẽ giúp người chơi đồng hồ có những trải nghiệm quý báu về kỹ năng chế tác điêu luyện của một trong những thương hiệu đồng hồ hàng đầu thế giới”, ông Ricardo Guadalupe nói.
Đáng chú ý, thương hiệu trang sức cao cấp nổi tiếng Tiffany hồi tháng 4 vừa qua cũng đã khai trương cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM, thu hút sự quan tâm của giới thượng lưu trong nước trong đợt mở rộng mới nhất của Tiffany kể từ khi được Tập đoàn xa xỉ khổng lồ LVMH tiếp quản.
Nằm trên đường Đồng Khởi, phường Bến Nghé, Quận 1, một trong những con phố mua sắm sầm uất và đắc địa hàng đầu TP.HCM, thương hiệu trang sức 186 năm tuổi này đã tăng cường sự hiện diện của mình ở châu Á, thị trường dẫn đầu về doanh số bán hàng cho tập đoàn mẹ LVMH.
Tiffany đã có nhà phân phối tại Hà Nội được khoảng 2 năm qua, nhưng cửa hàng điều hành trực tiếp tại Việt Nam sẽ là tại TP.HCM. Sau khi mua lại công ty có trụ sở tại Mỹ, tập đoàn khổng lồ LVMH của Pháp đã chi mạnh tay cho cuộc cải tổ toàn cầu của thương hiệu Tiffany.
Hay nước hoa mang đậm phong vị phiêu lưu từ Diptyque cũng lần đầu tiên có cửa hàng tại Việt Nam vào tháng 4 vừa qua. Bên cạnh nước hoa, gian hàng thương hiệu Diptyque tại trung tâm thương mại Diamond Plaza ngay trung tâm quận 1, còn chào bán các sản phẩm nến thơm được bài trí như một căn hộ của nhà sưu tầm nghệ thuật ẩn danh tại Paris, mở lối bước vào một không gian tràn ngập mùi hương.
Ngoài bốn thương hiệu nói trên, chuyển động thực tế trong thời gian qua cho thấy, TPHCM đã chào đón sự có mặt của một số tên nổi tiếng khác như Christian Louboutin mở cửa hàng tại Rex Hotel hay Rimowa tại trung tâm thương mại Saigon Center. Các thương hiệu khác như Tory Burch, Jo Malone, Lush… cũng mở cửa hàng đầu tiên tại khu vực trung tâm của TP.HCM.
Trong khi đó, các dự án ở vị trí bán trung tâm như trung tâm thương mại Thiso Mall (Khu đô thị mới Thủ Thiêm) hay trung tâm thương mại Crescent Mall (quận 7) cũng được các nhãn hàng xa xỉ như Tudor & Tag Heuer hay Watches of Switzerland quan tâm và lựa chọn.
Có thể thấy trong khi hàng loạt cửa hàng, thương hiệu nội địa đuối sức trong bối cảnh nền kinh tế đang khó khăn thì trong lúc này hàng loạt thương hiệu ngoại hoặc các nhãn hàng cao cấp, xa xỉ lại liên tục gia nhập thị trường Việt Nam.
Theo các nhà quản lý mặt bằng thương mại, trong 6 tháng đầu năm nay, phân khúc mặt bằng bán lẻ cho thuê ở các trung tâm thương mại vẫn có sức hút. Đáng chú ý, các thương hiệu cao cấp tiếp tục tích cực tìm kiếm mặt bằng tầng trệt của các trung tâm thương mại hoặc nhà phố tại những con đường có vị trí vàng, nơi tập trung của nhiều thương hiệu cao cấp quốc tế…
Theo chia sẻ của bà Trần Phạm Phương Quyên, Quản lý Bộ phận cho thuê bán lẻ Savills TPHCM, các nghiên cứu hiện nay cho thấy, những thương hiệu lớn trên thế giới đang tìm kiếm mặt bằng có diện tích lớn hơn để tăng trải nghiệm cho khách hàng với mô hình cửa hàng “flagship” và concept trong các trung tâm thương mại lớn. Những mặt bằng đẹp ở khu trung tâm vẫn được xem là điểm đến ưa thích của các thương hiệu cao cấp và xa xỉ.
Trên thực tế, một số đơn vị kinh doanh mặt bằng cho thuê ở các trung tâm thương mại cũng công bố hoạt động kinh doanh mang lại kết quả khả quan. Đơn cử như Công ty cổ phần Vincom Retail (HoSE: VRE) – đơn vị có hơn 80 trung tâm thương mại ở các thành phố lớn và nhiều tỉnh thành trên cả nước, công bố báo cáo tài chính hợp nhất quí 1/2023 với tổng doanh thu thuần hợp nhất đạt 1.943 tỉ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hoạt động kinh doanh trung tâm thương mạimang về doanh thu 1.913 tỉ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2022.
Doanh thu tăng mạnh, giá vốn gần như đi ngang giúp Vincom Retail thu về 1.188 tỉ đồng lợi nhuận gộp, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ. Sau khi trừ đi các loại chi phí, quí đầu năm nay Vincom Retail báo lãi 1.024 tỉ đồng, gấp 2,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn và thị trường ế ẩm hiện nay có lẽ sự gia nhập thị trường của các nhãn hàng nước ngoài được cho là nhìn vào tiềm năng lâu dài của nền kinh tế hơn là hiệu quả kinh doanh tức thời. Do đó, việc gia nhập và mở rộng kinh doanh của các thương hiệu được cho là sự “lót ổ” dòn đường để sẵn sàng khi nền kinh tế phục hồi trở lại.
“Với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế nói chung lẫn ngành hàng xa xỉ nói riêng, Việt Nam được xem là một thị trường vô cùng tiềm năng. Với dân số hơn 100 triệu người, Việt Nam có một đội ngũ lao động đầy sức trẻ, đam mê công việc và sớm gặt hái nhiều thành công. Chính họ, những người có độ tuổi trung bình từ 25 đến 45 tuổi, sẽ là những khách hàng quan trọng của Hublot”, theo ông Ricardo Guadalupe, CEO của Hublot, nhận định với KTSG Online về cơ hội của Hublot kinh doanh ở Việt Nam.
Còn theo tân Tổng giám đốc Uniqlo Việt Nam, việc mở rộng chuỗi cửa hàng nằm trong chiến lược phát triển kinh doanh của thương hiệu thời trang đến từ Nhật Bản này, và ông Nishida Hideki tin tưởng tiềm năng lâu dài thị trường Việt Nam, nhất là hình ảnh cửa hàng đầu tiên của Uniqlo khai trương trên đường Đồng Khởi (TPHCM) cách đây hơn 3 năm khi có hàng ngàn người xếp hàng dài để được tham quan và mua sắm.
Có lẽ vì vậy mà dù trên thị trường một số doanh nghiệp Việt kinh doanh thua lỗ đuối sức trả lại những mặt bằng vàng nhưng giá thuê những mặt bằng này hiện vẫn còn khá cao. Theo những công ty quản lý và kinh doanh mặt bằng bán lẻ, các nhãn hàng ngoại vẫn đang săn lùng các mặt bằng đẹp tại vị trí đắc địa, những cuộc thương lượng thậm chí vẫn diễn ra sôi nổi.
Cụ thể như mặt bằng góc 2 mặt tiền đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Lê Thánh Tôn (quận 1), ngay sau khi thương hiệu nước uống trong nước trả lại mặt bằng thì không lâu sau đó một thương hiệu mỹ phẩm, làm đẹp nước ngoài đã vào thay thế.
Theo số liệu từ Savills, giá thuê mặt bằng bán lẻ tại các trung tâm thương mại ở TP.HCM vẫn giữ đà tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, đạt khoảng 3,2 triệu đồng/m2/tháng đối với khu vực trung tâm. Trong khi đó, giá thuê tại khu vực bán trung tâm chỉ chưa bằng một nửa.
Những mặt bằng nhà phố khu vực mua sắm chính như quận 1, 3, 10 vẫn thu hút các thương hiệu, đặc biệt những căn góc trong khu vực sầm uất, mặt tiền rộng, hoạt động tách biệt với không gian riêng tư của chủ nhà.
Theo đó, thời gian tới sẽ có những nhân tố mới với chiến lược kinh doanh thế chỗ những thương hiệu đã rời đi. Mặc dù vậy, các nhà tư vấn địa điểm kinh doanh cho rằng giao dịch thuê đang được thực hiện trong lúc này chưa thể ra mắt ngay với thị trường. Người tiêu dùng sẽ nhìn thấy sự xuất hiện về mặt vật lý của các thương hiệu mới vào khoảng cuối năm nay hoặc đầu năm tới.
Các chuyên gia phát triển thương hiệu nhận định, các thương hiệu lớn vẫn đang mở rộng tại thị trường Việt Nam trước triển vọng tích cực của thị trường bán lẻ, tốc độ tăng trưởng dân số ổn định, thu nhập đang tăng cũng như khả năng phục hồi của nền kinh tế… Tuy nhiên, các chuyên gia này cũng khuyến nghị các doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ các áp lực về chi phí để đảm bảo kế hoạch kinh doanh dài hạn bởi lẽ chi phí cho mặt bằng kinh doanh hiện vẫn chiếm một tỉ trong khá lớn trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Dù vậy, các ý kiến cho rằng những thương hiệu cao cấp, xa xỉ chỉ dành cho phân khúc khách hàng cao cấp, có thu nhập cao trong khi nhóm đối tượng khách hàng này ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát.
Đáng chú ý, các thương hiệu trên thế giới đang thay đổi chiến lược bán hàng hoặc thúc đẩy quảng bá các sản phẩm cao cấp để hướng đến nhóm khách hàng giàu có, những người được cho là không bị ảnh hưởng bởi những “cơn gió ngược” của kinh tế. Thực tế cho thấy những khách hàng trẻ tuổi hơn bị tác động bởi tình trạng tăng giá hàng hóa nhiều hơn so với những khách hàng lớn tuổi có thu nhập cao. Điều này cũng lý giải phần nào các thương hiệu với sản phẩm cao cấp, xa xỉ ngày càng gia tăng vào nền kinh tế gần 100 triệu dân trong nước.
Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ, người từng có mâu thuẫn với Chủ tịch Jerome Powell của Fed về chính sách tiền tệ, cho biết thấy không cần thiết phải cho ông Powell thôi chức.
Theo đề xuất của Bộ Tái chinh, cá nhân nợ thuế 120 ngày từ 10 triệu đồng sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh. Biện pháp này cũng sẽ áp dụng nếu doanh nghiệp nợ 120 ngày từ 100 triệu đồng trở lên.
Nhiều thách thức cho chủ đầu tư và nhà môi giới trong thị trường bất động sản Việt Nam giai đoạn 2022 - 2024. Ngoài ra, những bất ổn về tài chính và pháp lý gây ra khó khăn cho doanh nghiệp.
Hiện nay, hơn 100.000 USD, một số tiền rất lớn, mới có thể mua được 1 Bitcoin. Diễn biến giá gần đây của Bitcoin có thể là một cơn sốt đầu cơ trong đó đồng tiền điện tử này có nguy cơ trở thành bong bóng. Giá Bitcoin nay đã tăng khoảng 1.000% so với đầu năm 2019.
Tại lễ tôn vinh Asia’s Most Influential do Tatler Vietnam tổ chức, doanh nhân Huỳnh Bích Ngọc - Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng Giám đốc Tập đoàn TTC đã được vinh danh ở hạng mục Asia’s Most Influential Magnates - nhà lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu châu Á.
Hiện nay, ngành thủy sản Việt Nam hiện nay đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, ngành này đang phải đối mặt không ít thách thức.