Theo thông tin từ UBND tỉnh Bình Dương, tỉnh đã xem xét chủ trương đầu tư Dự án Cảng cạn An Điền do Công ty Cổ phần Bến Cát Logistics đề xuất tại phường An Tây, thành phố Bến Cát.
Dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 255,5 tỷ đồng và dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào quý I/2028. Cảng sẽ nằm ở khu vực phía Bắc của tỉnh Bình Dương, giáp sông Sài Gòn.
Công ty Bến Cát Logistics đặt mục tiêu xây dựng cảng An Điền thành một cảng cạn hiện đại, với hệ thống kho bãi và trang thiết bị đồng bộ.
Theo đánh giá của các Sở, ban ngành của tỉnh Bình Dương, Dự án Cảng cạn An Điền phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phân khu và quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn.
Tỉnh Bình Dương xem ngành logistics là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển, giai đoạn 2024 - 2030, góp phần chuyển dịch tỷ lệ dịch vụ trong cơ cấu kinh tế năm 2025 đạt 28%. Bình Dương có đủ điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm dịch vụ, hỗ trợ công nghiệp của vùng Đông Nam bộ và khu vực phía Nam. Trong đó, logistics Bình Dương có tiềm năng trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn của tỉnh.
Dự kiến năng lực thông quan hằng năm của cảng An Điền lên tới 93.600 TEU (1 TEU tương đương với 1 container loại 20 feet) trong giai đoạn 2020-2025. Đây là một phần trong chiến lược phát triển logistics của Bình Dương, nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng và thúc đẩy kinh tế khu vực.
Cảng cạn An Điền sau khi hoàn thành sẽ trở thành một trung tâm logistic quan trọng, là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không, cảng thủy nội địa, ga đường sắt và cửa khẩu đường bộ.
Vị trí dự kiến xây cảng cạn An Điền tại thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Ảnh chụp màn hình Google Maps
Trong quy hoạch chung của tỉnh Bình Dương hiện nay, khu vực TP. Bến Cát còn có các cảng cạn khác như Cảng cạn An Tây, Cảng cạn Rạch Bắp cùng các cảng cạn khác đã hình thành nên mạng lưới khổng lồ, đồng bộ và kết nối với các tuyến đường DT.744, Vành đai 3, Quốc lộ 13 và các cảng tại Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM và Khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.
Hiện nay, cụm cảng Cái Mép - Thị Vải ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang là cụm cảng container quốc tế hàng đầu khu vực vì đón được những siêu tàu container của các hãng vận tải hàng hải và logistics lớn nhất thế giới như Maersk.
Siêu tàu container có tải đầu tiên cập Cảng Container Quốc tế Cái Mép (CMIT) vào ngày 25/10/2020 là tàu Margrethe Maersk dài gần 400 m, rộng 59 m, có trọng tải lên tới 214.121 tấn. Đây là một trong số ít những tàu container lớn nhất thế giới hiện nay có chiều dài gần bằng 4 sân bóng.
Tháng 6/2024, cụm cảng Cái Mép - Thị Vải đã nhảy vọt 5 bậc so với năm ngoái để đứng thứ 7 trong danh sách các cảng container hiệu quả nhất thế giới, cao hơn vị trí của Singapore. Đây là công bố của Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank) và S&P Global Market Intelligence (thuộc công ty xếp hạng quốc tế S&P của Mỹ) về chỉ số CPPI (Container Port Performance Index – chỉ số hoạt động cảng container) cho 405 cảng container toàn cầu.
Cảng Gemalink trong cụm cảng Cái Mép - Thị Vải là nơi phục nhiều tàu container quốc tế. Nguồn: Gemalink
Những năm gần đây, Bình Dương luôn đứng trong top đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ các chính sách hỗ trợ nhà đầu tư tích cực và vị trí giáp TP.HCM. Logistics là một trong những lĩnh vực thu hút nhiều vốn FDI vào Bình Dương.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.
Sau gần 20 năm "đắp chiếu", tòa tháp 100 triệu USD bên sông Hàn, Đà Nẵng cuối cùng đã được tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, mở đường cho dự án tiếp tục triển khai.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.
Sau gần 20 năm "đắp chiếu", tòa tháp 100 triệu USD bên sông Hàn, Đà Nẵng cuối cùng đã được tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, mở đường cho dự án tiếp tục triển khai.